Bình Định: Mô hình phát triển kinh tế cao nhờ nuôi dê thả trên núi

Với mô hình nuôi dê thả trên núi, anh Đoàn Văn Hoài, ở thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Năm 2014, sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi dê, để ý đến đặc điểm dê có thể ăn hầu hết các loại lá cây rừng, anh Hoài đầu tư 70 triệu đồng vào tỉnh Bình Thuận mua 1 con dê đực và 32 con dê cái về nuôi. 

Xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (Bình Định) có núi với nhiều loại cây bụi thấp và một số hồ nước phù hợp với việc nuôi dê nên anh Hoài đưa dê lên núi chăn thả. 

de-nui-1651755341761334718267.jpg


Đàn dê của anh Hoài phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại vùng rừng núi xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (Bình Định) Ảnh: V.T

Thời gian đầu mới đem về, do sống ở môi trường mới, chưa quen thung thổ và anh Hoài cũng chưa thạo việc chăm sóc nên có tới gần nửa đàn mắc bệnh rồi chết. Không nản chí, anh Hoài lại vay vốn để mua thêm dê về nuôi tiếp. 

Năm 2016, đàn dê của anh phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên, do không có chuồng trại, sinh sản ở trong rừng nên một số dê con bị thú rừng ăn mất. Sau đó, khi đàn dê sinh trưởng và phát triển ổn định, anh Hoài làm dần chuồng trại theo hướng cuốn chiếu.

Trung bình mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con, dê con nuôi khoảng 8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 25 - 30 kg/con, có thể xuất bán. 

Hiện nay, đàn dê của anh Hoài đã lên hơn 170 con, gồm 2 loại: Dê Bore và dê Bách Thảo. Đặc điểm của dê Bore là phát triển tốt, tăng trọng nhanh nhưng chịu nắng kém, còn dê Bách Thảo thì chịu nắng tốt hơn. Tất cả số dê này đang được anh Hoài nuôi thả theo kiểu bán hoang dã. 

Ban ngày thì đàn dê tự đi kiếm ăn trên núi, ban đêm chúng tự tìm về chuồng để ngủ. Với cách nuôi dê này, thịt dê do anh Hoài cung cấp ít mỡ, vị thơm ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm qua dù gặp nhiều khó khăn nhưng anh Hoài vẫn lãi được hơn 120 triệu đồng từ việc nuôi dê.

 

Nguồn: Theo báo Bình Định

Bình luận

Nuôi giống dê Saanen, thu tiền tỷ mỗi năm từ bán sữa

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi dê thịt sang nuôi dê Saanen lấy sữa đã giúp đem lại thu nhập cao bền vững cho nhiều nông dân tại huyện Bình Chánh.

Trang trại gà 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Biến mái điện năng lượng mặt trời thành trang trại nuôi gà an toàn sinh học là mô hình 'có 1 không 2', cho hiệu quả cao của chị Trần Thị Hạnh ở Tây Ninh.

Giống gà quý chuyên ngủ trên cây

Giống gà Liên Minh ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) có thịt ngon, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao đang được chú trọng bảo tồn nguồn gen, nhân rộng sản xuất.

Vịt biển thích nghi rộng, thịt thơm ngon, dễ bán, giá cao

Vịt biển thích nghi rộng, thịt ngon, dễ bán. Với giá bán vịt 35.000 đồng/kg, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thu lãi trung bình trên 10 triệu đồng/hộ sau 70 ngày nuôi.

Vịt bầu Quỳ Châu trên đà hồi sinh mạnh mẽ

Có lúc đứng trước nguy cơ dần mai một, nay giống vịt bầu Quỳ Châu trứ danh đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ…

Gà bản Đầm Hà đắt hàng nhờ chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Gà bản Đầm Hà là giống gia cầm đặc sản được HTX Tuyền Hiền đầu tư chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các hộ dân xung quanh, giúp giải quyết bài toán thu nhập.

Giá lợn hơi tăng "chật vật", chỉ 1 tỉnh chạm mức 60.000 đồng/kg

Dù nông dân đang thua lỗ, nhưng giá lợn hơi tăng rất chật vật, trên cả nước chỉ An Giang là tỉnh duy nhất đạt mức giá 60.000 đồng/kg.

Nuôi dê sữa Saanen gắn du lịch nông nghiệp, sự kết hợp hoàn hảo

Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, tỉnh Tiền Giang với mô hình chăn nuôi dê sữa Saanen gắn với du lịch nông nghiệp đã tạo bước đột phá giúp HTX làm ăn hiệu quả.

Chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với khó khăn

Giá thức ăn tăng cao cùng nhiều chi phí khác bị đội lên nhiều sẽ khiến cho người chăn nuôi lợn tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cả năm nay.

Giá dê hơi vùng ĐBSCL đang tăng cao

Giá dê hơi (dê thịt) tại nhiều điạ phương vùng ĐBSCL tăng thêm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức khá cao, người chăn nuôi dê rất phấn khởi.