Để biến 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp thành tiền

Đó là chủ đề của hội thảo “Hiện trạng phụ phẩm nông, lâm, thủy sản và đề xuất cách xử lý” do Bộ NN-PTNT tổ chức trực tuyến ngày 10/9 với các tỉnh phía Nam.

Nguồn nguyên liệu quý từ phụ phẩm nông nghiệp
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT nêu vấn đề: Mỗi năm, Việt Nam thải ra 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, cần làm gì để biến khối nguyên liệu khổng lồ này thành tiền. Nếu được cầu tư, chế biến sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích, tăng thêm thu nhập cho nhà nông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

phu-pham-nong-nghiep-3-162701_71.jpg

Có đến khoảng 70% nguồn rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa ở ĐBSCL được nông dân xử lý bằng cách rải ra ruộng và đốt, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Theo TS Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), tổng phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi của nước ta thải ra trong năm 2020 ở mức khoảng 156,8 triệu tấn. Trong đó, 2 lĩnh vực có phụ phẩm lớn là trồng trọt (88,9 triệu tấn) và chăn nuôi (61,4 triệu tấn chất thải). Phụ phẩm trồng trọt thải ra chủ yếu là trong quá trình thu hoạch, như rơm, rạ từ sản xuất lúa, vỏ trấu, cám gạo khi chế biến gạo.

Lĩnh vực lâm nghiệp mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 30 triệu m3 gỗ tròn, thải ra 3,4 triệu tấn vỏ, cành, lá và quá trình chế biến tạo ra 2,4 triệu tấn mùn cưa. Các phụ phẩm này được dùng ép viên nén, cồn công nghiệp, phát điện sinh khối, làm đệm lót sinh học chăn nuôi, phân hữu cơ…

Về thủy sản, năm 2020 Việt Nam có tổng sản lượng 8,4 triệu tấn, trong đó khai thác là 3,85 triệu tấn, nuôi trồng 4,56 triệu tấn và nhập thêm 1 triệu tấn nguyên liệu về chế biến. Riêng phụ phẩm trong chế biến thủy sản mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Hiện 90% được thu gom, đưa vào chế biến, làm ra các sản phẩn hữu ích.

phu-pham-nong-nghiep-2-162700_676.jpg

Nông dân tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để ủ phân hữu cơ, cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, giảm chi phí sản xuất, tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn. Ảnh: Trung Chánh.

TS Tống Xuân Chinh cho rằng, cần có thể chế ngưỡng hóa tỷ lệ sử dụng phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, còn lại là phải sử dụng dụng phân hữu cơ. Từ đó, hướng tới một nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và cao hơn là nông nghiệp tuần hoàn không chất thải. Đồng thời, có thể phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông.

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Lê Văn Thiệp cho biết, trong lĩnh vực trồng trọt hiện nay Việt Nam có nhu cầu sử dụng khoảng 11 triệu tấn phân bón vô cơ, với mức trung bình sử dụng là 1.000 kg/ha.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ chỉ đạt ở mức 45 - 50%. Năm 2020, Việt Nam đã sử dụng 19,5 triệu tấn phân bón hữu cơ, trong đó nông hộ tự sản xuất là chủ yếu, chiếm khoảng hơn 16 triệu tấn và sản xuất công nghiệp là 2,3 triệu tấn. Trung bình cả nước sử dụng phân bón hữu cơ khoảng 1.431 kg/ha, trong đó khu vực ĐBSCL có mức trung bình rất thấp, chỉ đạt 392 kg/ha.

phu-pham-nong-nghiep-5-162703_709.jpg

Nguồn rơm từ sản xuất lúa ở ĐBSCL thải ra hàng năm lên đến cả chục triệu tấn, nếu được thu gom đây sẽ là nguồn nguyên liệu quý để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, phủ đất trồng rau màu và làm phân hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.    

Theo ông Thiệt, thời gian qua Cục Trồng trọt đã xây dựng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả, với sự tham gia của các doanh nghiệp nông nghiệp, với tổng nguồn kinh phí là 526 tỷ đồng. Đã xây dựng được 124 mô hình, với diện tích 45.000 ha, gồm cả trên lúa, cây ăn trái và rau màu…

“Theo đánh giá, tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể mang lại giá trị lên đến 4-5 tỷ USD/năm, tuy nhiên năm 2020 chỉ đạt 275 triệu USD. Vì vậy, cần có các chính sách thu hút các doanh nghiệp vào thu gom, xử lý, chế chế biến các phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, tập trung ưu tiên làm ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao, sau đó mới đến chế biến phân hữu cơ.”, TS Tống Xuân Chinh đề xuất giải pháp.
Hướng đến nông nghiệp tuần hoàn
GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ dẫn chứng, trong chế biến thủy sản xuất khẩu, hiện nay con cá tra đang được sử dụng các phụ phẩm rất tốt, để chế biến chuyên sâu. Hầu hết các phụ phẩm từ mỡ, da, nội tạng… đều đã được chế biến thành các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao.  

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện sinh học (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp nếu chỉ dựa vào cách làm truyền thống, như ủ phân hữu cơ thì sẽ rất lâu.

Vì vậy, cần ứng dụng công nghệ vào chế biến. Hiện nay, có doanh nghiệp làm phân hữu cơ chỉ hơn 1 tuần là ra sản phẩm. Họ sử dụng máy móc băm nhỏ, tách nước, gia nhiệt để làm khô nguyên liệu, tiêu diệt tất cả vi sinh vật gây hại, mầm bệnh… Sau đó sẽ bổ sung vi sinh vật có lợi để tạo ra sản phẩm.

phu-pham-nong-nghiep-1-162659_463.jpg

Mỗi năm, ĐBSCL thải ra hàng triệu tấn vỏ trấu từ chế biến lúa gạo, có thể tận dụng để ép làm củi trấu, phát điện sinh khối, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi, tạo phân hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

“Với khối lượng 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp, sẽ là nguồn nguyên liệu cực kỳ quý. Nếu được chế biến, đưa vào sử dụng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp tuần hoàn. Đầu ra của quy trình sản xuất này sẽ là đầu vào của quy trình sản xuất khác, cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, GS.TS Nguyễn Quang Thạch đánh giá.

Là người đã ứng dụng các phụ phẩm nông nghiệp vào sản xuất, bà Nguyễn Thị Thiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thái Hưng Thịnh (TP. HCM) cho biết, đơn vị đã làm trang trại tại tỉnh Bình Phước. Trong đó có mô hình chăn nuôi heo với quy mô là 500 con/lứa nuôi, quy trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải, hoàn toàn không có cái mùi hôi. Trong suốt 5 năm qua, chưa từng có lứa heo nào xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại.

phu-pham-nong-nghiep-4-162702_214.jpg

Ngành chế biến thủy sản thải ra khoảng 1 triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, hiện khoảng 90% đã được thu gom, chế biến ra nhiều sản phẩm hữu ích, mang lai giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Về cây trồng, bà Thiên đã sử dụng các phế phụ phẩn để tạo ra phân hữu cơ bón cho cây và tự làm các sản phẩm như dấm gỗ để phun xịt tưới cho cây, giảm sâu bệnh, hoặc cách làm dùng nước tro bếp để phun, tưới cho cây vì có rất nhiều kali, tăng độ ngọt cho trái...

Bè Thiên đề xuất phương pháp chế biến vỏ sầu riêng để làm ra sản phẩm than hoạt tính và giấm gỗ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hay như sử dụng các sản phẩn từ cây dừa của tỉnh Bến Tre để làm các sản phẩm tương tự. Sau đó, quay lại phục vụ trồng dừa kết hợp với nuôi tôm, mang lại giá trị gia tăng cao cho nhà vườn.

Từ đề xuất này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ NN-PTNT sẵn sàng giao cho đơn vị của bà Thiên để thực hiện dự án khuyến nông trên cây dừa tại Bến Tre. Mà cụ thể là mô hình trồng dừa kết hợp với tôm, sử dụng các chế phẩm sinh học.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thời gian tới, ngành nông nghiệp cần tập trung để khai thác được hết tiềm năng lợi thế từ phụ phẩm nông nghiệp. Phải xác định, phụ phẩm nông nghiệp không phải thứ bỏ đi, mà đầu ra của lĩnh vực sản xuất này sẽ là đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác, mang lại giá trị cao hơn và tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.

 

Từ khóa:

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.