Đinh Lăng - sâm của người nghèo và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cây đinh lăng lá nhỏ được ví là nhân sâm của người nghèo, thậm chí nó còn ít độc hơn cả nhân sâm. Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, Đinh Lăng còn chữa được rất nhiều bệnh.

hinh-anh-dinh-lang-c.jpg

Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết

Đinh Lăng còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Tên khoa học Panax fruticosum L., thuộc họ Ngũ gia bì - Araliaceae.

Theo bác sĩ Lê Thân, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam, tác giả sách "Thuốc ở quanh ta", dân gian thường dùng lá Đinh Lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ nằm để đề phòng kinh giật.

Dùng lá sắc cho phụ nữ sau sinh uống thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh, có nhiều sữa. Lá non dùng làm rau ăn sống. Lá Đinh Lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian thường gọi là “mùi thuốc bắc”, lá tươi không có mùi thơm này.

Đã từ lâu, Đông y nước ta dùng Đinh Lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa các chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, làm thuốc tăng lực.

Rễ Đinh Lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết.

Lá Đinh Lăng có vị đắng, tính mát. Có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng. Chữa ho ra máu, kiết lỵ.

Nói chung, ngoài tác dụng làm mát huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của Đinh Lăng gần giống như nhân sâm.

Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ Đinh Lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa.

Gần giống nhân sâm Triều Tiên

Nghiên cứu khoa học cho thấy, rễ Đinh Lăng lá nhỏ 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn.

Thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ gần giống như nhân sâm Triều Tiên. Bột rễ Đinh Lăng lá nhỏ chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể không thể tổng hợp được; vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng.

Về dược lý, nước sắc hay bột rễ Đinh Lăng lá nhỏ có tác dụng bổ, tăng sức dẻo dai của cơ thể bị suy nhược, ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức…

Vì vậy, các chế phẩm của Đinh Lăng lá nhỏ được dùng cho vận động viên trong thi đấu, bộ đội hành quân kéo dài; được Liên Xô sử dụng trong chương trình du hành vũ trụ và các nghiên cứu của Liên Xô gọi nó là “Thuốc sinh thích nghi”.

Các nghiên cứu ở nước ta cũng cho thấy, bột rễ hay dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có khả năng tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm tốt hơn vitamin C và chè giải nhiệt.

Dịch chiết rễ hay bột rễ còn có tác động ức chế men Monoamin Oxydaza (M.A.O) trên cơ thể (sâm Triều Tiên hay tam thất không có tác dụng này).

Nhờ vậy giúp duy trì việc dẫn truyền xung động thần kinh một cách liên tục và mạnh mẽ, gây nên sự kích thích sinh học cơ thể, làm cơ thể không mệt mỏi, có cảm giác sung sức, thoải mái, đó là tác dụng làm tăng lực của Đinh Lăng lá nhỏ; nó còn có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.

Các bài thuốc từ Đinh Lăng 

Thuốc ngâm rượu: rễ Đinh Lăng khô không sao tẩm 100g, tán nhỏ ngâm với 1 lít rượu 30 - 350 trong 7 - 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 10ml, uống trước bữa ăn 30 phút.

Thuốc bột và thuốc viên: rễ Đinh Lăng đã sao tẩm như trên 100g tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 1 - 2g; hoặc trộn mật ong vừa đủ làm viên, mỗi viên 0,5g, ngày uống 2 - 4 viên chia 2 lần.

Thuốc hãm: rễ Đinh Lăng đã sao tẩm 5 - 10g, hãm với nước sôi như hãm chè, chia uống nhiều lần trong ngày; chữa mệt mỏi, biếng hoạt động. Nếu để thông tia sữa thì dùng 30 - 40g đổ 500ml nước sắc còn 250ml, uống nóng chia 2 - 3 lần trong ngày.

Thuốc sắc: nấu sôi khoảng 200ml nước, cho 150 - 200g lá Đinh Lăng tươi vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút mở nắp ra và đảo qua đảo lại vài lần; sau 5 - 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên; đổ tiếp 200ml nước vào để nấu nước 2 và uống tiếp. Cách này còn có thể ngừa dị ứng.

Nổi mề đay, mẩn ngứa: lá Đinh Lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Nhai nuốt lá với một ít đường phèn để trị hóc xương cá.

Ngoài ra còn dùng thân và cành lá Đinh Lăng sắc uống liều 20 - 30g/ngày chữa đau lưng, mỏi gối, phong thấp.

Bình luận

9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?

Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm

Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.

Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.

Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi

Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.

Những lợi ích của nho với sức khỏe

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…

Xoài Yên Châu

Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.

5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ

Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk

1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa

Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.

Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’

Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.

Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử

Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.