Doanh nghiệp lo thêm khó vì ‘nghĩa vụ môi trường’

Các hiệp hội, doanh nghiệp đang lo ngại về tăng chi phí, thủ tục với dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường đang lấy ý kiến.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường chuyển sang Bộ Tư pháp để chuẩn bị thẩm định và ban hành. Tuy nhiên, các hiệp hội, doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham), Nhựa Việt Nam (VPA), Dệt may Việt Nam (VITAS)... bày tỏ lo lắng

Thứ nhất, các doanh nghiệp đánh giá thủ tục cấp giấy phép môi trường phức tạp và trùng lắp.

Trước đây, chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường (nhóm I) mới phải làm báo cáo đánh giá tác động và xin cấp giấy phép môi trường. Nhưng tại dự thảo, các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II kể cả đã hoạt động cũng phải làm những báo cáo này. Doanh nghiệp cho rằng điều này làm gia tăng thủ tục hành chính do hồ sơ, quy trình cấp phép rất phức tạp, trùng lắp, nhưng lại không có hiệu quả.

Đơn cử, dự thảo đang chia hồ sơ xin cấp phép môi trường đến 15 mục nhỏ, trong các mục có sự trùng lắp với hồ sơ xin duyệt đánh giá tác động môi trường. Hay với quy định trong điều 27-29, hầu hết doanh nghiệp phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa nhưng không rõ thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian thẩm định, kiểm tra thực địa khi cấp phép. Quy trình cấp phép là tiền kiểm, lấy mẫu kiểm tra các công trình xử lý chất thải khi còn chưa vận hành thử nghiệm, dẫn đến đánh giá hiệu quả thực tế không cao.

Mặt khác, thủ tục cấp giấy phép môi trường điều chỉnh hay cấp lại được cho là quy định phức tạp, gần như cấp mới.

ca-tra-cuulong-9576-1632272764.jpg

Công nhân nhà máy chế biến cá tra. Ảnh: Cửu Long

Để tránh trùng lắp hồ sơ, các doanh nghiệp cho rằng những hồ sơ khi xin duyệt đánh giá tác động môi trường thì không nộp lại khi xin duyệt giấy phép. Cơ quan chức năng chuyển sang hậu kiểm, chấp nhận các cam kết của doanh nghiệp khi cấp giấy phép môi trường. Bỏ kiểm tra thực địa khi cấp giấy phép môi trường thay bằng hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các nội dung giấy phép được cấp...

Thứ hai, các doanh nghiệp quan ngại về phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) do cách tính, thu và quản lý phí có nhiều điểm chưa hợp lý. Với cách gọi "đóng góp" chứ không gọi là phí trong dự thảo khiến nhiều doanh nghiệp quan ngại khoản tiền này sẽ là nằm ngoài ngân sách nhà nước, và có thể sẽ không chịu các quản lý theo luật phí và lệ phí, mà do Văn phòng EPR tự quyết định.

Các doanh nghiệp cho rằng khi văn phòng này thu tiền để tái chế thay cho doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm về việc tái chế đó, nhưng dự thảo không có quy định nào về việc nếu không hoàn thành trách nhiệm thì Văn phòng EPR có chịu trách nhiệm trước pháp luật không. Bộ Công Thương cũng từng có ý kiến góp ý về vấn đề này.

Do đó, quy định trên khiến các Hiệp hội quan ngại rằng doanh nghiệp phải nộp thêm khoản tiền nhưng không rõ cơ sở nào đảm bảo môi trường sẽ sạch hơn.

Mặt khác, việc doanh nghiệp nộp tiền để EPR làm thay việc tái chế, nhưng văn phòng EPR tự quản lý quỹ, quyết định thu chi mà không có quy định giám sát quản lý cũng khiến doanh nghiệp lo ngại về tính minh bạch.

Doanh nghiệp nhìn nhận, công thức tính phí là chưa rõ ràng, tỷ lệ tái chế bắt buộc 80-90% ngay lúc đầu của Dự thảo là quá cao, vì ngay cả châu Âu lúc đầu cũng chỉ đạt 50-60%.

Thay vào đó, để thực thi doanh nghiệp đề nghị có lộ trình tăng dần, nộp phí tái chế đến 1/1/2025, bởi nếu áp dụng vào đầu năm sau, doanh nghiệp sớm phải chịu thêm chi phí trong khi vẫn đang rất khó khăn để chống dịch.

Ngoài các vấn đề trên, riêng ngành thuỷ sản, các doanh nghiệp cũng nói rằng dự thảo đang không công bằng khi khi đưa ngành này vào mức 3 của "loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường". Trong thực tế, so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như: bánh kẹo, sữa, dệt nhuộm..., nước thải của ngành thủy sản, theo họ, ít ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn nhiều nhưng lại bị xếp vào mức độ cao hơn.

Ví dụ, quy chuẩn về các chỉ tiêu đặc thù của nước thải trong chế biến thủy sản không có chỉ tiêu nước thải độc hại. Nước thải trong sản xuất thủy sản cũng chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thịt động vật, các phụ gia thực phẩm - những chất từ tự nhiên và ăn được đối với con người, không gây độc hại mạnh như những hóa chất dùng trong các ngành công nghiệp khác.

Hay các chất thải rắn cua ngành cũng chủ yếu là phế liệu từ thủy sản như xương cá, da cá, mỡ cá, vỏ tôm... hoặc một số túi nylon, bao bì carton... Các phế liệu này hầu hết được các cơ sở bên ngoài thu gom để làm nguyên liệu cho các ngành như sản xuất thức ăn chăn nuôi, dầu biodiesel...Vỏ ngao, sò, ốc, hến... cũng thường được thu mua để làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ, xay ra thành bột trộn vào thức ăn chăn nuôi...

 

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.