Được cả lúa, được cả rươi nhờ IPM

Từ chương trình IPM, hàng nghìn ha đầm rươi ở Hải Phòng có thể kết hợp canh tác nhiều giống lúa chất lượng cao, mang lại "nguồn lợi kép” cho nông dân.

Lợi ích kép trên những đầm rươi
Hải Phòng có khoảng 1.200 ha diện tích đầm ngoài đê, phân bố chủ yếu ở huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, An Lão… có nguồn nước lợ dồi dào, thủy triều lên xuống liên tục, được người dân cải tạo để nuôi rươi mấy chục năm nay.

Giá trị kinh tế từ rươi rất lớn, giao động từ 300.000 - 450.000 đồng/kg. Chỉ 1 sào canh tác, người dân hoàn toàn có thể thu về hàng chục triệu đồng từ “lộc trời”. Do đó nhiều năm qua, ít ai quan tâm đến việc thâm canh thêm cây lúa hay cây trồng khác trên phần diện tích này, hoặc có trồng cũng chỉ để tạo môi trường sinh trưởng cho rươi mà không phải quá chú trọng tới năng suất lúa.

mo-hinh-lua-ruoi-1457_20210906_512-160851.jpeg

Hàng nghìn ha đầm rươi là nơi có thể canh tác lúa chất lượng cao ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Trên thực tế, tư duy này hoàn toàn hợp lý bởi môi trường sống của rươi rất sạch, chỉ cần nước ô nhiễm hoặc có thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì sẽ coi như thất thu. 

Câu chuyện “trồng lúa không thu hoạch trên đầm rươi” cứ thế kéo dài nhiều năm nay tại Hải Phòng cho đến khi chương trình IPM được phổ biến rộng rãi, mang lại nguồn lợi “kép”, với nguồn thu cao khó tin cho các diện tích lúa - rươi.

Anh Lương Văn Cương, trú tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy chia sẻ, gia đình anh có 50 mẫu đầm rươi, mỗi năm thu về nhiều tỷ đồng từ việc thu và bán loài sinh vật này cho thương lái. Do giá trị rươi rất cao nên con rươi được tập trung chú trọng đầu tư, thậm chí gia đình anh trồng lúa gần như chỉ với mục tiêu tạo môi trường sinh trưởng cho rươi, ít để ý đến gặt hái.

Vì thế, khi được một doanh nghiệp đề nghị hợp tác trồng lúa trên phần diện tích nuôi rươi, anh Cương đã thẳng thừng từ chối bởi nghĩ rằng trồng lúa nguồn thu không đáng kể do sâu bệnh và việc canh tác có thể ảnh hưởng đến rươi.

Tuy nhiên, sau này khi được phổ biến rõ, nhìn các hộ dân trên địa bàn làm hiệu quả sau khi học chương trình IPM, anh Cương đã liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Thụy Hương để trồng lúa - rươi trên cơ sở được cung ứng từ giống, quy trình kỹ thuật rồi canh tác, cho đến phòng trừ sâu bệnh và kết quả là có thêm 500 - 600 triệu đồng từ việc bán lúa trồng trên ruộng rươi hàng năm. 

“Do đặc thù vùng lúa - rươi xa những vùng lúa chuyên canh nên cũng ít sâu bệnh hơn. Bên cạnh đó, do nắm được đặc điểm, quy luật phát sinh, vòng đời sâu hại và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh hại qua chương trình IPM, chúng tôi đã cấy lúa trước 1 - 1,5 tháng so với lúa thông thường, qua đó đã hạn chế được tới 80% sâu bệnh”, anh Cương chia sẻ.

Còn anh Nguyễn Văn Đĩnh, hiện đang có hơn 40 mẫu lúa rươi ở xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng thì chia sẻ, năm năm 2019, gia đình anh bắt đầu liên kết với doanh nghiệp trồng lúa - rươi. Hàng năm, ngoài nguồn thu hàng tỷ đồng từ rươi, anh còn thu được trên dưới 400 triệu đồng từ lúa, giúp gia đình có thêm chi phí trang trải.

phoi-lua-ruoi-1457_20210906_835-160852.jpeg

Ngoài nguồn lợi từ rươi, người dân có thêm nguồn thu từ lúa khi đã biết áp dụng IPM, giúp hạn chế sâu bệnh. Ảnh: Đinh Mười.

Tuy nhiên, cũng như nhiều người khác, ban đầu anh Đĩnh rất lo lắng vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa. Bởi canh tác lúa trên ruộng rươi thì không thể sử dụng thuốc BVTV hay bất cứ sự can thiệp bằng hóa chất nào khác.

Sau đó, thông qua kiến thức IPM được học, qua hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, anh Đĩnh đã biết chọn giống, cấy thưa, cấy thời vụ hợp lý cũng như biết cách hạn chế sâu bệnh mà không cần dùng đến thuốc BVTV. Qua kiết thức học được từ chương trình IPM, ông cùng một số hộ nông dân đã biết cách tự làm thuốc trừ sâu sinh học với nguyên liệu gồm gừng, tỏi ủ lên men để phun, cho hiệu quả cao, bảo vệ được thiên địch và hạn chế sâu hại.

 “Đầu tiên là chọn những loại giống lúa thuần, không dùng các chất ngâm ủ giữ mầm giống và áp dụng cấy mạ khay để giúp cây lúa phát triển đều, tăng đề kháng và không bị mất rễ. Sau đó là cấy thưa và sử dụng máy móc để đảm bảo đều ‘30cm hàng sông, 20cm hàng tay’ nhằm tận dụng ánh sáng giúp cây lúa sinh trương tốt, tránh được các bệnh như đạo ôn, khô vằn”, anh Cương chia sẻ kinh nghiệm.

Tin lành đồn xa, những kiến thức về IPM và kinh nghiệm trong sản xuất trên những cánh đồng rươi được người dân truyền lại cho nhau, lúc thì trên đồng ruộng, khi thì bên ấm trà, thậm chí có lúc còn trên bàn nhậu và hàng loạt mô hình sản xuất lúa – rươi nối tiếp nhau được hình thành, mang về "nguồn lợi kép” cho nông dân. 

Bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thụy Hương (huyện Kiến Thụy) cho biết, hợp tác xã đang liên kết với người dân canh tác khoảng 200 ha lúa - rươi. Nhờ cấy thưa, chọn giống kháng sâu bệnh, quá trình canh tác tuy không dùng phân bón hóa học, canh tác theo hướng dẫn nên những cánh đồng hàng trăm ha lúa - rươi thường ít dịch bệnh, tăng năng suất lúa so với trước đây. Cùng một lúc, người dân thu được 2 loại đặc sản với giá trị kinh tế cao.
"Mỏ vàng" nông nghiệp
Nắm bắt được nguồn lợi lớn từ những cánh đầm rươi, nhiều doanh nghiệp ở Hải Phòng đã liên kết với nông dân để sản xuất những loại gạo đặc sản và an toàn như gạo ruộng rươi, gạo Tết Vua, ST25… được thị trường ưa chuộng và giá bán rất cao.

Ngoài việc liên kết với người dân trồng lúa trên cánh đồng rươi, nhiều cánh đồng chiêm trũng cũng đã được doanh nghiệp, các hợp tác xã… tìm đến để hợp tác với nông dân trồng lúa theo hướng hữu cơ và tạo ra những sản phẩm lúa “sạch”, chất lượng cung ứng cho thị trường.

Đơn cử như Hợp tác xã nông nghiệp Thụy Hương (huyện Kiến Thụy), đơn vị này đang liên kết với hàng chục hộ nông dân trồng lúa – rươi ở huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy với tổng diện tích hàng trăm ha tại các đầm rươi, mỗi năm thu về hàng trăm tấn lúa chất lượng cao.

lua-ruoi-1457_20210906_526-160853.jpeg

Anh Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty Hải Âu Việt phấn khởi trên ruộng lúa rươi liên kết với nông dân. Ảnh: Viết Cường.

Nếu như trước đây, người dân chỉ trồng lúa để tạo môi trường cho con rươi sinh trưởng với năng suất chỉ đạt từ 20 - 25 kg/sào thì nay, sau khi liên kết với hợp tác xã trồng lúa, với quy trình canh tác tối ưu, chọn giống tốt, cấy mạ khay…, năng suất lúa trên ruộng rươi đã đạt từ 100 - 150 kg/sào.

Với giá bán lúa ruộng rươi giao động từ 10.000 đ/kg trở lên, nông dân từ chỗ bỏ không nguồn lợi từ lúa đến nay đã có thể thu trên dưới 1 triệu đồng/sào. Nếu trồng các loại lúa chất lượng cao, lúa nếp thì giá trị còn cao hơn.

Với diện tích hàng nghìn ha, nếu Hải Phòng tận dụng khai thác tốt, thì đây thực sự là "mỏ vàng" nông nghiệp khi người dân có thể thu được hàng trăm tỷ đồng từ lúa và hàng nghìn tỷ đồng từ rươi, còn doanh nghiệp có được những sản phẩm gạo ngon cung ứng cho thị trường với giá cao gấp đôi so với các loại gạo thông thường.

Anh Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty Hải Âu Việt cho biết, đơn vị đang liên kết với nông dân sản xuất lúa trên đầm rươi của các hộ dân tại xã Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy), dù chi phí lớn nhưng sản phẩm được ưa chuộng và bán được với giá cao, thậm chí có thể xuất khẩu.

Với giá lúa cao hơn nhiều so với lúa thông thường, thêm vào đó nguồn lợi từ rươi cũng tăng lên nên nông dân hoàn toàn làm giàu được từ mô hình lúa - rươi. Trên diện tích đầm rươi 16 ha do Công ty Hải Âu Việt liên kết với người dân để trồng lúa, nếu canh tác tốt, mỗi vụ thu về từ 4 - 10 tỷ từ rươi và thêm khoảng 1 tỷ đồng tiền bán lúa.

“Người dân đã xác nhận hiệu quả rươi tăng gấp đôi so với trước đây và nguồn thu từ lúa giúp họ trang trải chi phí sản xuất. Với chúng tôi, lại có gạo ngon, an toàn để mang đến người tiêu dùng. Đây là một mỏ vàng nông nghiệp ở Hải Phòng”, anh Trung chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Bảo cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 200 ha diện tích trồng lúa - rươi ở các xã như Hòa Bình, Trấn Dương… Trước đây, nếu bị sâu bệnh hại, năng suất lúa rất thấp, thậm chí mất trắng.

Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, khi người dân liên kết sản xuất lúa chất lượng cao với doanh nghiệp, cùng với việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo chương trình IPM, năng suất lúa được cải thiện, mang lại nguồn thu lớn cho người dân.

 

 

 

Bình luận

Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên

Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.

Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường

Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật

Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?

Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế

Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.

Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít

Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định

Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.

Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ

Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg

Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất