Hành trình đẫm nước mắt của người Nghệ xa quê

Khác với trước, chuyến hành hương lần này của những người Nghệ xa quê chất đầy muộn phiền và âu lo, nhiều người trong số họ thực sự mông lung trước tương lai bất định.

watermark_zalo-4-2215_20211006_174-223801.jpeg

Người lao động nói chung và người Nghệ xa quê lũ lượt trở về tránh dịch. Ảnh: Việt Khánh.

Nặng gánh âu lo
Vùng cao Nghệ An đất rộng, đường biên trải dài hút tắp nhưng nhiều phận đời không ngấc đầu dậy nổi. Với số đông đồng bào, đặc biệt những người ở độ tuổi lao động thì “thoát ly” là phương án khả dĩ nhất để tạm xua đi đói nghèo. Một bộ phận chấp nhận rủi ro bằng cách vượt biên sang địa phận các nước Lào, Cambodia, Trung Quốc, còn phần đa gồng gánh hành trang vào tận miền Nam xa xôi.

Họ gần như không có sự lựa chọn mà thực chất là “người chọn nghề”, làm gì cũng được, nghề gì cũng hay, miễn là đổ môi hôi, bỏ công sức để đổi lấy thành quả tương xứng.

watermark_5249f93ba420778ff203f721786a04f2-2215_20211006_736-223802.jpeg

Trong số này lao động thuộc các huyện vùng cao xứ Nghệ chiếm không ít. Ảnh: Việt Khánh.

Qua ghi nhận thực tế, lao động Nghệ An xa quê nhiều vô kể, trong đó công dân thuộc các huyện vùng cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Quế Phong… chiếm phần nhiều. Thế nên mỗi bận thống kê danh sách “hồi hương” những địa phương kể trên lại lo ngay ngáy, từ quá trình đón nhận đến phương án cách ly, sau nữa là kế sinh nhai giai đoạn hậu đại dịch, đó đều là những câu hỏi không dễ gì giải đáp.

Chỉ trong 3 ngày gần nhất (từ 4 – 6/10) có khoảng 3.000 lao động Nghệ An lầm lũi kéo nhau về quê. Qua nắm bắt tâm tư, cực chẳng đã bà con mới tính đến phương án này, bởi chung quy đây là một bước lùi. Về đồng nghĩa với bế tắc đến cùng cực, về đồng nghĩa không còn sự lựa chọn khả dĩ hơn.

Vẫn biết chặng đường hàng trăm, hàng ngàn cây số đối diện nhiều bất trắc, rồi sau đó là cả núi áp lực liên quan đến gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhưng xác định “còn người là còn của”, số đông xem đó là động lực, là tinh thần để thắp lửa niềm tin trong bối cảnh gian khó bủa vây.

watermark_zalo-3-2215_20211006_657-223804.jpeg

Không thể bám trụ, nhiều gia đình vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số bằng... xe máy. Ảnh: Công Điền.

Lẩn khuất trong chiều mưa tầm tã, cảnh tượng tại khu vực chân núi Dũng Quyết (TP Vinh, Nghệ An), nơi đang tập trung “biển người” dường như càng thê lương hơn. Ròng rã 24/24h suốt nhiều ngày trong điều kiện thời tiết bất thuận, dường như tất thảy đã không thể gắng gượng được thêm, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần hiện rõ mồn một. Người với người chạm mặt chẳng buồn cất tiếng, không khí chung cám cảnh vô cùng.

Có lẽ bởi thế nên Lầu Bá Mạ, công dân xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn trông già khọm so với độ tuổi 35 của mình. Không thể bám trụ thêm ở đất Bình Dương, Mạ bàn với vợ là Cử Y Xừ lên phương án trở về. Nghĩ sao làm vậy, 2 vợ chồng cùng 2 con nhỏ, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ mới 1 tuổi rưỡi lếch thếch, hì hục đánh vật cùng chiếc xe máy cà tang quyết vượt cung đường khổ ải.

watermark_6d17735bc8bd30db69f1f2c8bd21c6a0-2215_20211006_754-223805.jpeg

Lầu Bá Mạ mệt nhoài sau hành trình 4 ngày 4 đêm ròng rã. Ảnh: Việt Khánh.

Ròng rã suốt 4 ngày 4 đêm, phờ phạc vì đói khát, đờ đẫn do thiếu ngủ, Lầu Bá Mạ nhọc nhằn kể lại sự tình: “Là lao động tự do nên nghề ngỗng không ổn định, thuận việc gì làm việc đó. Thu nhập ít ỏi, con cái nheo nhóc nên cơ bản chả tích cóp được gì, làm tháng nào chung quy đủ tiêu tháng đó. Thường ngày còn gắng gượng được nhưng khi dịch tràn đến thì chẳng biết xoay xở, bấu víu vào đâu. Gần 3 tháng nay vợ chồng ăn không ngồi rồi trong phòng, ai cho gì thì dùng nấy, lắm lúc không còn đồng nào để mua đồ ăn, thức uống, cực khổ lắm”.

Mạ thành thật chia sẻ, giờ không có ý định trở vào Nam lập nghiệp nữa, chị Cử Y Xừ, vợ Mã cũng không muốn lặp lại tình cảnh trớ trêu này thêm lần nào. Ở Nậm Càn, Kỳ Sơn vợ chồng Mạ còn căn nhà nhỏ bấy lâu nay để không, có cả khoảnh đồi rộng có thể chăn thả gia súc, sau đợt này sẽ tính đến phương án xin hỗ trợ từ nhà nước, huy động ít vốn mua bò về nuôi, dẫu khó nhưng chắc đỡ cơ cực hơn cảnh vất vưởng, bôn ba.

Tương lai lờ mờ là vậy, lúc này đường về đến bản làng còn khoảng 300 km nữa, nghĩ đến đây thôi Lầu Bá Mạ chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Hướng cặp mắt nhìn vào khoảng không vô định, Mạ thở dài thườn thượt.

watermark_zalo-5-2215_20211006_935-223807.jpeg

Người lớn, trẻ nhỏ trên hành trình đầy gian nan. Ảnh: Công Điền.

Trong dịp này, vợ chồng Xổng Y Phương, người Mông ở Bản Phà Lỏm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cùng con nhỏ chưa đầy 2 năm tuổi cũng chung hành trình. Sức dài vai rộng, kết hợp với bản tính hay lam hay làm, không ngại khó, ngại khổ đổi lại cho họ mức thu nhập không quá "hẻo" từ công việc cạo mủ cao su nặng nhọc ở Bình Phước.

Ấy là khi "trời yên biển lặng", sức càn quét kinh người của đại dịch Covid-19 tức thì khiến tình hình đổi chiều chóng vánh. Dù chưa đến mức quá bi đát như số đông nhưng vợ chồng Xổng Y Phương hiểu rằng, với diễn biến như thế này thì việc chủ động hồi hương là phương án không thể chậm trễ…

Trên đây chỉ là 2 lát cắt điển hình, lột tả phần nào thực tế khó nhằn mà người lao động Nghệ An phải đối diện suốt hàng tháng trời nay. Gánh nặng mưu sinh buộc họ phải rời quê xa xứ, tiếc thay lắm lúc nỗ lực thôi là chưa đủ.

watermark_26ed82dfbf13530e528821f4b7ac9209-2215_20211006_312-223809.jpeg

Sau cuộc tháo chạy ồ ạt, rồi đây gánh nặng cơm áo gạo tiền sẽ được hóa giải ra sao. Ảnh: Việt Khánh.

Trời thành Vinh đã nhá nhem tối, ngoài kia mưa vẫn tuôn từng cơn nặng hạt, dưới ánh đèn mờ từng đoàn người vẫn lũ lượt nối đuôi nhau… cay đắng!

Tình người trong gian khó
Một miếng khi đói bằng một gói khi no, bà con xa quê trở về địa phương đang cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng hơn bao giờ hết.

Thấu hiểu tâm can, chiều 6/10 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Mặt trận tổ quốc tỉnh Nghệ An và các tổ chức chính trị xã hội đã mở các điểm hỗ trợ an sinh xã hội dành cho người dân từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch.

watermark_ca6f4e4857a1a52b1c22cb6c5b2e017e-2215_20211006_592-223810.jpeg

Đồng bào được "tiếp sức" thông qua nhiều hoạt động, chương trình hỗ trợ ý nghĩa. Ảnh: Công Điền.

Ngay sau đó, các mặt hàng nhu yếu phẩm như xăng dầu, quần áo, áo mưa, bánh chưng, bánh mì, lương khô, sữa, nước uống… đã được phân phát miễn phí cho bà con.

Trước đó, để quá trình đón công dân được diễn ra an toàn, chu đáo, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định về việc thành lập tổ công tác đón công dân từ các tỉnh, thành phố phía Nam trở về. Ở một khía cạnh khác, nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào xa quê, Liên đoàn Lao động tỉnh quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động Nghệ An từ các tỉnh, thành phía Nam về quê với mức 500 ngàn đồng/người.

watermark_9b809867560d437acdabc299535d0f4b-2215_20211006_654-223811.jpeg

Trong gian khó, tình người đã được thể hiện đúng lúc. Ảnh: Công Điền.

'Đối tượng là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, không vi phạm các biện pháp phòng chống dịch, thực sự có hoàn cảnh khó khăn (phụ nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 trở lên, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi, gia đình là hộ nghèo, cận nghèo…)

 

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.