Hội chăn nuôi kiến nghị kiểm soát heo nhập khẩu

Giá heo hơi, gia cầm đang lao dốc mạnh khiến nông dân thua lỗ, do đó Hội chăn nuôi kiến nghị Thủ Tướng Chính phủ kiểm soát heo nhập khẩu. Đây là một trong những đề xuất mà Hội Chăn nuôi Việt Nam vừa gửi đến Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính.

Theo Hội này, dù quy mô đàn heo của Việt Nam đứng thứ 6-7, đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới nhưng điều khiến người chăn nuôi đau đầu vẫn là giá heo hơi và gia cầm biến động thất thường, trong khi chi phí sản xuất ngày càng tăng cao.

Hiện cả nước có 2 triệu hộ nuôi heo, gần 2,2 triệu hộ nuôi trâu bò, 7 triệu hộ nuôi gia cầm và hàng trăm hộ nuôi các loại vật khác. Tuy nhiên, dịch bệnh làm chi phí tăng cao khiến người nuôi gặp khó và phải bán dưới giá thành.

"Chưa bao giờ ngành chăn nuôi khó như hiện nay", Hội chăn nuôi đánh giá và cho rằng Bộ Nông nghiệp cần phối hợp với Bộ Công Thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là những sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm.

Theo Hội này, năm ngoái Việt Nam nhập khẩu thịt heo tăng 404%, thịt gia cầm tăng 15%, thịt trâu bò tăng 44%... so với năm 2019. Còn 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thịt heo đạt hơn 256,8 nghìn tấn, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng, nhất là khi các dòng thuế quan nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi đang trở về mức 0%, khiến áp lực lên thị trường chăn nuôi trong nước là rất lớn.

img-3888-jpg-1-1634198648-5386-1634199035.jpg


Mua bán lợn hơi ở chợ gia súc An Nội (Bình Lục, Hà Nam). Ảnh: Tất Định

Hội đề xuất Bộ Công Thương tạo điều kiện cho lưu thông và bình ổn thị trường, mở rộng kênh bán lẻ hiện đại ở cả vùng nông thôn; đàm phán với các nước xuất khẩu lớn có chính sách ưu đãi cho xuất khẩu hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản vào Việt Nam. Ngoài ra, cần điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu để hỗ trợ chăn nuôi trong nước; có các gói hỗ trợ khôi phục sản xuất để mở rộng phát triển chăn nuôi...

Kiến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh giá heo hơi trong nước liên tục giảm. Báo cáo mới đây của Cục Chăn nuôi cho thấy, từ đầu tháng 10 đến nay, giá heo hơi xuống dưới 50.000 đồng một kg. Đặc biệt có một số địa phương do giãn cách xã hội, giá xuống dưới 40.000 đồng một kg. Heo thịt quá lứa đang ứ đọng khoảng 30%. Trong khi đó, giá gia cầm sau thời gian chạm đáy đã tăng trở lại nhưng vẫn dưới giá thành sản xuất.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Hoàng Thị Tố Nga mới đây cũng cho biết, giá heo xuất chuồng ở tỉnh này chỉ ở mức 35.000-36.000 đồng một kg. Với giá thấp như vậy, người chăn nuôi cũng không tái đàn nên việc đảm bảo nguồn cung cuối năm nguy cơ thiếu hụt. Hai địa phương này cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ có giải pháp kiểm soát, hạn chế việc nhập khẩu thịt heo.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo giống 50.000-65.000 đồng một kg. Trong khi đó, chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục tăng trong 9 tháng qua khiến người nuôi heo đang gặp khó và phải bán dưới giá thành. Nếu tình trạng này kéo dài thì người nuôi cũng sẽ giảm tái đàn.

 

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.