Nhọ nồi và 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả ít người biết

Nhọ nồi (không phải cây nhọ nồi) hay còn gọi là lọ nghẹ hay muội đen cạo ở đáy nồi là phương thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh không nhiều người biết

nho-noi.jpg

Nhọ nồi còn gọi là lọ nghẹ, muội nồi, oa đề khôi, bách thảo sương. Tên khoa học Pulvis Fumicarbonisatus.

Nhọ nồi là muội đen cạo ở đáy nồi, thành phần chủ yếu là cacbon. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khói lâu ngày hợp thành.

Muội nồi cạo ở nồi đất nấu cơm là tốt nhất. Muội nồi đen nhánh, mịn, nhẹ, không có mùi vị gì khó chịu, không lẫn tạp chất là tốt.

Theo bác sĩ Lê Thân trong sách "Thuốc ở quanh ta", nhọ nồi vị cay, tính ôn. Tác dụng cầm máu, tiêu ích, giải độc. Chủ trị thổ huyết, nục huyết, băng huyết, bạch đới, tích trệ, tiêu chảy, kiết lỵ, đau yết hầu, lở miệng lưỡi. 

Dưới đây là 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nhọ nồi:

- Chảy máu cam không cầm: bột nhọ nồi thổi vào mũi.

- Mửa ra máu do uống nhiều rượu: nhọ nồi uống với nước gạo nếp, mỗi lần 6g. Nhọ nồi 15g, hoa hoè 60g; tán bột, mỗi lần uống 6g với nước rễ tranh.

- Chảy máu chân răng: nhọ nồi xát vào.

- Tả lỵ: nhọ nồi uống với nước cháo nóng, ngày 2 lần, mỗi lần uống 8g.

- Lỵ ra máu mũi có kèm nhiệt: nhọ nồi, hoàng liên đều 30g; tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu, ngày 2 lần.

- Rong kinh: nhọ nồi 6g, trộn mật chó uống 2 lần với rượu đương quy.

- Bạch đới: nhọ nồi tán bột, mỗi lần dùng 9g, lấy một miếng gan heo cắt ra, bỏ thuốc vào trong gan gói lại, nướng, ăn với rượu nóng.

- Ngủ có cảm giác như bị cây đè có khi bất tỉnh đột ngột: nhọ nồi 6g, trộn nước cho uống, đồng thời thổi bột vào mũi.

- Ngất, chân tay lạnh: nhọ nồi trộn nước cho uống, châm thêm huyệt bách hội, đại đôn.

- Hói tóc, rụng tóc: nhọ nồi trộn mỡ heo bôi vào.

Lưu ý: Cẩn thận không nhầm với bồ hóng (ô long vĩ) đen, nâu, không nhánh, không mịn, không có tác dụng với việc chữa bệnh.

 

Bình luận

9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?

Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm

Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.

Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.

Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi

Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.

Những lợi ích của nho với sức khỏe

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…

Xoài Yên Châu

Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.

5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ

Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk

1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa

Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.

Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’

Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.

Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử

Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.