Trung Quốc: Nhà nông học 86 tuổi nghiên cứu, lai tạo cả chục giống ngô mới

Cheng Xiangwen, 86 tuổi, là một nhà nông học. Có tới 14 giống ngô mới, năng suất cao do ông lai tạo, phát triển đã được chính phủ Trung Quốc phê duyệt.

cheng-212617_728.jpg

Cheng Xiangwen quan sát sự phát triển của ngô tại cánh đồng của một cơ sở trồng trọt ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX.

Vào sinh nhật lần thứ 86 của mình, Cheng Xiangwen đã thưởng thức một chiếc bánh hình trái bắp mà các đồng nghiệp đã chuẩn bị cho ông.

"Điều ước sinh nhật của tôi là phát triển các giống ngô tốt hơn", ông nói. Sau lễ kỷ niệm sinh nhật, ông bắt đầu một cuộc hành trình khác đến Tam Á, ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, đây là nơi ông đã cống hiến một phần lớn cuộc đời của mình.

Cheng, 86 tuổi, là một nhà nông học và đã dành phần lớn cuộc đời ông để nghiên cứu cũng như trồng ngô. Ông đến Tam Á vào tháng 11 hàng năm và ở lại trong sáu tháng để nhân giống ngô.

Công việc của ông là một phần trong nỗ lực tăng cường nông nghiệp và an ninh lương thực của Trung Quốc.

Trong những năm qua, các chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức sống của 1,4 tỷ người và đóng góp vào an ninh lương thực thế giới. Đảm bảo an ninh lương thực sẽ vẫn là một ưu tiên trong phát triển nông nghiệp của đất nước Trung Quốc vào năm 2022.

Trong hội nghị Trung ương về công tác nông thôn thường niên diễn ra vào tháng trước (12/2021), các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc lại rằng quốc gia này phải đảm bảo nguồn cung cấp lương thực mọi lúc, kêu gọi tất cả các bên liên quan đóng vai trò của mình trong việc bảo vệ đất canh tác và ổn định sản lượng ngũ cốc.

cheng1-212616_651.jpg

Cheng Xiangwen quan sát sự phát triển của ngô tại cánh đồng của một cơ sở trồng trọt ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX.

"Đậu vàng"
Cheng là người ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, một vùng sản xuất ngô lớn. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1963, ông trở thành tiến sĩ nông nghiệp ở quận Xunxian của tỉnh Hà Nam. Vào thời điểm đó, sản lượng ngô trung bình hàng năm của quận là 750 kg/ha.

Có lần, khi ông đang khảo sát thực tế, một bà nông dân địa phương nói với ông trong nước mắt: "Anh đã tốt nghiệp đại học rồi. Anh có thể tìm cách thúc đẩy sản lượng ngô ở đây không? Nếu năng suất cao hơn, con em chúng tôi sẽ không còn bị đói nữa".

Kể từ đó, Cheng coi việc lai tạo các giống ngô cao sản là mục tiêu cuộc sống của mình.

Năm 1964, ông đến Hải Nam, nơi có khí hậu ấm hơn, và bắt đầu công việc chăn nuôi ở đó. Ông đã cắt giảm thời gian canh tác và tạo ra giống ngô lai lần đầu tiên. Với những giống mới này, nông dân ở hạt Xunxian đã thấy sản lượng ngô trung bình của họ vượt quá 3.750 kg/ha/năm.

Nông dân địa phương mô tả hạt giống của ông là "hạt đậu vàng".

Mặc dù có bờ biển đẹp, nhưng môi trường nơi Cheng làm việc từng nổi tiếng với nghèo đói và giao thông kém. Một tiếng lóng địa phương từng mô tả môi trường này toàn chuột, muỗi, đỉa và rắn độc tràn lan.

Vào thời điểm đó, ông phải tự mình làm mọi thứ. Ông đi đi lại lại giữa ruộng ngô và một nhà vệ sinh công cộng cách đó vài km để lấy phân chuồng. Ông đã sống trong nhà của một người dân địa phương trong hơn 20 năm. Trong thời gian này, ông thường xuyên vào núi sâu để đốn củi nấu ăn.

cheng2-212616_382.jpg

Cheng Xiangwen hướng dẫn khi các công nhân tìm hiểu các phương pháp thụ phấn tại cánh đồng ngô của một cơ sở trồng trọt ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX.

Thu hoạch
Công việc khó khăn của nhà nông học Cheng Xiangwen đã được đền đáp. Giờ đây, các nhà chức trách đã phê duyệt 14 giống ngô mới, năng suất cao mà ông đã giúp lai tạo và phát triển.

Sắp tới, ông Cheng sẽ trải qua Tết Nguyên đán thứ 57 của mình tại cơ sở trồng trọt ở Tam Á. Giờ đây, ông đứng đầu một nhóm nghiên cứu gồm hơn 10 thành viên. Các cơ sở nghiên cứu ở đó giờ trong điều kiện tốt hơn nhiều.

Ông Cheng chuyên tạo ra các giống ngô năng suất cao, có sức đề kháng mạnh hơn, dễ thu hoạch bằng máy hơn. Ông vẫn ra đồng mỗi ngày và quan sát, ghi chép lại sự phát triển của những cây ngô.

Ông nói: "Gieo hạt giống như nuôi dạy những đứa trẻ. Chỉ bằng cách nuôi dạy cẩn thận, bạn mới có thể làm quen với điểm mạnh và điểm yếu của chúng và giúp chúng phát triển khỏe mạnh".

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.