Về quê nuôi heo ky

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng, nhưng anh Nguyễn Hữu Phúc (sinh năm 1991) ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) lại chọn ngã rẽ riêng cho mình với nghề nuôi heo ky (lợn ky).

Khi mới khởi nghiệp nuôi heo ky, trong tay 9X Nguyễn Hữu Phúc chỉ có vài chục triệu đồng làm vốn, sau 4 năm, anh đã sở hữu trang trại heo ky tiền tỷ.

Về quê nuôi heo ky
Với sự nhạy bén, năng động trong công việc cùng mong muốn làm giàu tại quê hương, bắt tay vào làm kinh tế, anh Phúc loay hoay lựa chọn hướng khởi nghiệp cho mình. 

Lúc đầu, anh nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, được vài lứa nuôi đầu tiên mang lại hiệu quả, nhưng dần về sau nguồn giống không ổn định và đầu ra luôn bấp bênh. 

heo-ky1.jpg

Bình quân mỗi lữa, trang trại nuôi heo ky của anh Nguyễn Hữu Phúc, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa. Ảnh: Huyền Hương.

Không dừng lại ở đó, anh Phúc tiếp tục tìm tòi trên mạng Internet, sách, báo, học hỏi từ bạn bè...và anh nhận thấy mô hình nuôi heo ky (là heo rừng lai với heo bản địa) có nhiều thú vị.

Heo ky cũng là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường hiện nay ưa chuộng nên anh quyết định đầu tư chăn nuôi.

Vào đầu năm 2018, anh quyết định mua 4 con heo nái và 1 con heo đực về nuôi với tổng chi phí 38 triệu đồng.

Khu vực chuồng nuôi heo được xây dựng kiên cố, bố trí rất gọn gàng trên diện tích hơn 2 sào đất (1.000 m2) trong đó, 300m2  anh xây 6 chồng nuôi. Phần còn lại làm bãi sân rộng, anh trồng thêm ít cây ăn quả và cây chuối vừa làm bóng mát cho heo, vừa là nguồn thức ăn cho heo.

Anh Phúc tâm sự: "Thời điểm ban đầu mới nuôi heo ky, do chưa có kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là heo con mới đẻ bị tiêu chảy, còi cọc, bỏ ăn 4 – 5 ngày rồi chết. Tôi được hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ thú y địa phương, kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè, qua các tài liệu, sách, báo, Internet...".

Ngoài dùng các loại thuốc thú y, anh Phúc còn thường xuyên dùng một số loại lá hoặc quả có chất chát như: đọt ổi, lá chè, lá gai...giã nhỏ lọc lấy nước cho heo uống rất hiệu quả, nên đàn heo dần được ổn định, khỏe mạnh và nhanh lớn...

Nhờ chăm chỉ, siêng năng chăm sóc heo một cách khoa học nên mô hình chăn nuôi heo ky của anh Nguyễn Hữu Phúc dần phát triển ổn định. Quy mô, số lượng trang trại nuôi heo ky của anh ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả đáng kể.

Nuôi keo ky thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa
 "Lợi thế về chất lượng thịt heo thơm ngon nên heo ky của tôi lúc nào cũng không đủ bán, trọng lượng bình quân khi heo xuất bán tầm 20 – 30kg/ con, với giá bán sỉ từ 120.000 - 140.000 đồng/kg heo hơi, đối với người mua lẻ từ 160.000 – 180.000 đồng/kg heo hơi...", anh Phúc cho hay.

Sau khi trừ chi phí, số tiền lợi nhuận anh Phúc thu được sau mỗi lứa heo ky hơn 200 triệu đồng. Dự kiến thời gian tới anh sẽ mở rộng thêm chuồng trại, tiếp tục nhân giống, tăng đàn để nâng cao thu nhập cho gia đình...

heo-ky.jpg

Huyện đoàn huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) tham quan mô hình nuôi heo ky của anh Phúc. Ảnh: Huyền Hương

Theo anh Phúc, heo ky có sức đề kháng cao, nếu biết nuôi thì ít bị bệnh, dễ nuôi và ít tốn công chăm sóc. Chuồng trại nuôi heo ky phải đảm bảo thoáng mát, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, trong giai đoạn heo sinh sản cần chú ý nhốt riêng heo mẹ và đàn heo con với các lứa heo khác, tránh tình trạng heo lớn dẫm đạp heo nhỏ.

"Để heo ky sinh trưởng, phát triển tốt hơn, định kỳ bổ sung một số loại thuốc bổ trợ như: vitamin và kháng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho heo, sẽ hạn chế được tình trạng dịch bệnh, dùng kháng sinh lâu ngày làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn heo", - anh Phúc chia sẻ.

Trong suốt thời gian chăn nuôi heo ky, anh Phúc đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như các biện pháp phòng trị bệnh và cách quản lý chăm sóc. 

Với quan điểm "Chất lượng thức ăn quyết định chất lượng thịt", chính vì thế anh rất tự tin về nguồn thức ăn sạch và chất lượng mà anh đã dùng bao lâu nay, như: chuối cây, bột bắp, cám gạo, bánh dầu tất cả trộn đều với nhau cho ăn ngày 2 lần. Đặc biệt, anh không cho ăn thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt heo rất thơm ngon...

Anh Phúc cho biết thêm, hiện nay, số heo mẹ ban đầu đã đẻ được 8 lứa, nâng tổng số heo trong chuồng lên 60 con lớn nhỏ và anh đã chọn lựa những con heo đẹp, khỏe mạnh để nhân giống, tăng đàn, số còn lại anh tiếp tục nuôi để bán thịt. Vì heo giống mua ở ngoài dễ mang theo mầm bệnh lay lan cho heo nhà nên anh không an tâm.

Là Bí thư Chi đoàn thôn, anh Phúc vừa là gương thanh niên sản xuất giỏi, lại nhiệt tình, năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: hiến máu nhân đạo, xây dựng nhiều công trình thanh niên…

Anh Phúc cũng chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi heo ky cho đoàn viên thanh niên trong chi đoàn thôn, xã và huyện cùng phát triển, nhân rộng mộ hình, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế ở địa phương.

 

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.