Vĩnh Phúc: Mô hình nuôi cá tầm trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi cá tầm mang lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm của gia đình chị Nguyễn Thị Bích Hằng, thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc)

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân xã Đồng Quế, huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) đã tập trung phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. Điển hình như mô hình nuôi cá tầm mang lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm của gia đình chị Nguyễn Thị Bích Hằng, thôn Thanh Tú.

11-1641661763456-164166176365831428170.jpg

Mô hình nuôi cá tầm trong bể xi măng của gia đình chị Hằng, thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ về "cơ duyên" đến với mô hình nuôi cá tầm, chị Hằng cho biết: "Trước đây, tôi có dịp lên Sa Pa và được thưởng thức đặc sản cá tầm nổi tiếng ở vùng đất du lịch này. Nhận thấy đây là loài cá có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao; môi trường, khí hậu ở Đồng Quế rất phù hợp cho cá tầm sinh trưởng và phát triển nên tôi đã quyết định đầu tư phát triển mô hình mới này tại địa phương".

Thời gian đầu, do chưa nắm bắt đầy đủ các kỹ thuật nuôi cá tầm, chị Hằng lặn lội đi học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá tầm từ các chuyên gia của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), các chủ trại nuôi cá tầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Năm 2012, chị Hằng đầu tư 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước trực tiếp từ tầng cao nhất của thác Bay về 5 bể nuôi cá và mua 5.000 con cá tầm giống về nuôi thử nghiệm.

Theo chị Hằng, nuôi cá tầm quan trọng nhất là môi trường nước phải sạch, nhiệt độ nước đủ lạnh với lượng oxy hòa tan cao. Bên cạnh đó, phải chú trọng nguồn thức ăn theo chu kỳ sinh trưởng của cá.

Sau 1 năm kỳ công chăm sóc, đàn cá tầm của gia đình chị sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi con nặng trung bình 2-4kg, sản lượng thu hoạch lứa đầu tiên đạt gần 8 tấn, với giá bán 250.000 đồng/kg, gia đình chị Hằng thu về gần 2 tỷ đồng. 

Mô hình nuôi cá tầm của gia đình chị Hằng đã tạo việc làm cho 7 lao động với mức thu nhập trung bình quân 7-8 triệu đồng/người/tháng.

Chị Hằng cho biết: "Phần lớn khách mua cá tầm của gia đình tôi là khách quen. Họ ăn cá thấy ngon lại giới thiệu bạn bè đến mua. Cứ như vậy, mặc dù 2 năm nay, dịch Covid-19 hoành hành, cộng thêm việc phải cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc nhập lậu khiến hoạt động nuôi và kinh doanh cá tầm ở nhiều địa phương bị chững lại, nhưng, nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi chuẩn khoa học, đảm bảo nguồn thức ăn an toàn nên trại cá tầm của gia đình tôi vẫn xuất bán nhiều trên thị trường và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng...".

 Cá tầm thương phẩm của gia đình chị Hằng còn được nhiều khách sạn, nhà hàng tại Sa Pa, Hà Nội và các tỉnh lân cận đặt mua. Ngoài cá tầm thương phẩm, trại cá tầm của gia đình chị Hằng còn nuôi nhiều cá bố, mẹ, chuyên cung cấp trứng cá tầm, được người tiêu dùng ưa chuộng...

Nhờ thường xuyên học hỏi và áp dụng kỹ thuật nuôi cá tầm chuẩn khoa học, đàn cá tầm của gia đình chị Hằng tăng trưởng và phát triển tốt. 

Từ 5 bể nuôi cá tầm ban đầu, đến nay, chị đã mở rộng và xây dựng thêm 5 bể nuôi, tổng sản lượng thu hoạch đạt hơn 10 tấn cá tầm/năm, doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.

Để mô hình nuôi cá tầm phát triển hơn nữa, gia đình chị Hằng sẽ xây dựng thêm 6 bể nuôi cá tầm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất trứng cá tầm trong phòng lạnh để có thể xuất khẩu, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Quế (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc)-ông Lê Công Hưng cho biết: "Mô hình nuôi cá tầm của gia đình chị Hằng đã mang lại hiệu quả thiết thực, mở hướng phát triển kinh tế mới, cũng như thay đổi tư duy về xây dựng mô hình kinh tế cho các hộ dân nơi đây.

"Xác định chăn nuôi là hướng phát triển kinh tế chủ yếu giúp giảm nghèo bền vững, thời gian qua, chính quyền địa phương đã thường xuyên phối hợp với Ngân hàng CSXH, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển kinh tế; khuyến khích các hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng vật nuôi, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường", ông Lê Công Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên

Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.

Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường

Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật

Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?

Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế

Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.

Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít

Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định

Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.

Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ

Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg

Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất