5 loài cá quý hiếm sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt, có loài mất tích bí ẩn từ năm 1990

5 loài cá quý hiếm sẽ được bảo vệ đường di cư sinh sản trước nguy cơ đang bị tuyệt chủng.

5 loài cá được bảo vệ nghiêm ngặt
Theo Dự thảo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ NNPTNT lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, có 5 loài cá quý hiếm sẽ được bảo vệ đường di cư sinh sản.

Theo đó, 5 loài cá nguy cấp, quý hiếm sẽ được bảo vệ đường di cư sinh sản tự nhiên, gồm: cá mòi cờ chấm, cá mòi cờ hoa, cá chình bông, cá chình mun, cá cháy.

Những loài cá này quý hiếm như thế nào mà phải khẩn cấp bảo vệ đường di cư sinh sản tự nhiên trong thời gian tới?

ca-6.png

Cá mòi cờ chấm. Ảnh: tepbac.

Cá mòi cờ chấm
Cá mòi cờ chấm phân bố ven bờ vịnh Bắc Bộ, có thể vào các sông Hồng, Thái Bình, Ninh Cơ, sông Mã. Cá có thân dài, dẹp bên, hình bầu dục dài. Đầu tương đối to, mõm tù. 

Cá mòi cờ chấm ăn tươi có vị thơm ngon hoặc phơi khô và làm nước mắm. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, loài cá này bị khai thác bừa bãi ở bãi đẻ và ở trên đường di cư. Cá con bị khai thác quá nhiều ở cửa sông nên nguồn lợi loài cá này bị giảm sút nghiêm trọng.

Theo Dự thảo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để bảo vệ loài cá này sẽ cấm khai thác trong mùa cá sinh sản.

ca2.jpg

Cá mòi cờ hoa, loài cá được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Tepbac.

Cá mòi cờ hoa
Cá mòi cờ hoa cỡ nhỏ, thân hình thoi, dẹt bên. Đầu nhọn và tròn. Mõm ngắn. Miệng nhỏ, có khuyết ở giữa hàm trên lõm. 

Loài cá này phân bố ở vùng núi phía Bắc: Hòa Bình, Phú Thọ (Việt Trì - sông Thao, Đoan Hùng - sông Lô. Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Thái Nguyên, Bắc Giang (sông Thương, sông Cầu), Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định (hạ lưu sông Hồng, Bắc Ninh, Hải Dương (hạ lưu hệ thống sông Thái Bình) và Bắc Trung Bộ Thanh Hoá (sông Mã) và Nghệ An (sông Lam).

Cá mòi cờ hoa là loài cá sống ở nước mặn nhưng đến mùa sinh sản chúng di cư vào các sông để đẻ. Mùa sinh sản của cá mòi thường là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm. 

Hiện, cá mòi cờ hoa đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành thủy sản từ năm 1996.  

ca3.jpg

Cá chình.

Cá chình bông

Thân cá chình bông có hình trụ dài có vảy xếp dạng hình chiếc chiếu, nhỏ, dạng trái xoan và vây chạy vùng quanh ngực.  Cá chình bông trưởng thành có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên lưng và bụng màu trắng, con nhỏ có màu hơi xám đến vàng. 

Ở Việt Nam, cá chình bông phân bố ở Bình Định (đầm Châu Trúc), Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố), Thừa Thiên Huế (sông Hương), Gia Lai (sông Ba), Quảng Ngãi (sông Trà Khúc)...

Cá chình bông là loài thủy đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao, hàm lượng protein của thịt cá chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà, đặc biệt là rất giàu các loại vitamin. Ở Trung Quốc, người ta coi cá chình bông là “thuỷ sâm”. 

Cá chình mun
Cá chình mun được xếp vào danh mục các loài nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam.

Các loài cá chình mun có chu kỳ sống rất đặc biệt: sinh trưởng trong nước ngọt đến tuổi thành thục, trưởng thành sinh dục, di cư ra biển để sinh sản.  

ca4.jpg


Loài cá cháy. Ảnh: tepbac.

Cá cháy
Cá cháy là loài cá khá lớn, thân bầu dục, cao, dẹp bên, phủ vảy tròn lớn. Cá phân bố ở sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Đà, sông Thao, Thác sông Cầu, sông Thương.

Cá cháy có tập tính sống thành từng đàn dọc duyên hải. Cá cháy Bắc có giá trị thực phẩm, ở sông Hồng sản lượng khai thác trước đây khá cao tuy nhiên từ những năm 1990 trên sông Hồng không còn thấy cá cháy nữa.

Cá cháy đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam,  mức độ đe doạ bậc V và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành thủy sản từ trước năm 1996. 

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.