Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%
Rừng nguyên liệu gỗ lớn phát triển mạnh ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN
Biến động lớn từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm cho giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao càng đặt ra sự cấp thiết về xây dựng và phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, đặc biệt là gỗ lớn, có chất lượng và bền vững.
Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến gỗ được khai thác từ 3,69 triệu ha rừng trồng sản xuất, chiếm khoảng 53%, còn lại từ cây trồng phân tán, rừng cao su thanh lý. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu. Tuy nhiên, gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo, viên nén...
Thời gian qua, với các chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất đã chuyển hoá được 126.175 ha rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Cả nước có 489.016 ha rừng trồng gỗ lớn. So với con số diện tích rừng trồng sản xuất thì đây vẫn là con số quá khiêm tốn. Điều này cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng trong việc phát triển nguồn nguyên liệu này.
Cộng thêm biến động trên thị trường thế giới, ông Đỗ Xuân lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, bài toán cần thiết hơn bao giờ hết đặt ra cho ngành là làm thế nào Việt Nam chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, tiến tới thay thế nguồn gỗ nhập khẩu hiện đang ở con số 5-6 triệu m3 mỗi năm.
Ông Đỗ Xuân Lập cho biết thêm, xung đột Nga và Ukraine tác động lớn nhất là làm chặn nguồn cung gỗ nguyên liệu của Nga ra thế giới, làm cho giá gỗ nguyên liệu của châu Âu tăng vọt. Việt Nam đang nhập khẩu từ hai nguồn chính là châu Âu và Bắc Mỹ.
Trước tình hình trên, ông Võ Quang Hà, Chủ tịch Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) cho biết, doanh nghiệp đã phải tìm kiếm những nguồn gỗ rừng trồng trong nước như gỗ tràm để thuyết phục khách hàng thay thế gỗ nhập khẩu trước đây. Nhưng vấn đề cũng đặt ra là liệu nguồn cung thay thế đó liệu có ổn định.
Để phát triển gỗ rừng trồng trong nước ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng, đầu tư và phát triển các cây gỗ lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, hạn chế việc xuất khẩu thô, đó là các sản phẩm gỗ xẻ, dăm, viên nén hay là các loại ván bóc mà phải đưa chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cũng đã nỗ lực trong việc tìm kiếm cơ hội tham gia trực tiếp vào chuỗi cung trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ. Nhiều doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam VINAFOR đã có những diện tích rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), các doanh nghiệp như Woodsland, NAFOCO, Scancia Pacific kết hợp với các hộ trồng rừng ở Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Đồng Nai… và đã đạt chứng chỉ FSC.
Nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Biomass Fuel Việt Nam cũng đang nỗ lực liên kết phát triển gỗ có chứng chỉ FSC. Nguồn cung gỗ rừng trồng có chất lượng là nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland Tuyên Quang cho biết, doanh nghiệp sản xuất chủ yếu các sản phẩm gỗ chế biến nội ngoại thất cho tập đoàn IKEA, xuất khẩu chính vào các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản. Nhu cầu nguyên liệu gỗ tròn cho sản xuất từ 150.000-200.000 m3 gỗ tròn/năm; trong đó nhu cầu gỗ nguyên liệu từ rừng chứng chỉ FSC/FM trên 90%.
Từ năm 2015, doanh nghiệp đã chủ động hợp tác với 5 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh Tuyên Quang với hình thức cùng đầu tư, thu mua lại sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ rừng FSC/FM. Hiện đã có trên 28.000 ha được công ty liên kết, hợp tác để thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng. Việc xây dựng vùng trồng rừng gỗ lớn (trước mắt trong phạm vi chứng chỉ rừng được cấp) là mục tiêu và chiến lược của Woodsland.
Hiện tại, công ty đã cùng phối hợp các công ty lâm nghiệp và nhóm hộ gia đình để xây dựng phương án quản lý rừng tối thiểu 7 năm để có thể tạo vùng nguyên liệu gỗ đáp ứng nhu cầu chế biến, bà Đỗ Thị Bạch Tuyết cho hay.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất đúng đắn và các doanh nghiệp cũng đang tập trung vào để có được nguồn gỗ rừng trồng trong nước nó ổn định hơn. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ trồng rừng trong nước càng phải mạnh mẽ hơn để đảm bảo rằng người nông dân, những hộ trồng rừng có thể giữ cây gỗ được lâu năm hơn, lớn hơn, từ đấy có được phần nguồn nguyên liệu để cho chế biến đồ gỗ.
Cùng với đó, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước có chứng chỉ FSC hay chứng chỉ VFCS/PEFC để đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…
Với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cũng như trong Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã cho thấy Chính phủ tiếp tục có các chính sách ưu tiên, khuyến khích việc phát triển gỗ rừng trồng là gỗ lớn, có chứng chỉ bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản; trong đó có các chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn, thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
Đặc biệt, Bộ đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch Quốc gia ngành lâm nghiệp Việt Nam; trong đó, sẽ tập trung rà soát, đánh giá diện tích đất lâm nghiệp và rừng trồng sản xuất hiện có, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn; gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh việc nghiên cứu, lựa chọn các giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng thì cần đẩy mạnh phát triển các mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng trong trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho hay.
Nguồn: Theo TTXVN
Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết
Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.
Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo
Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế
Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu
Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.
Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng
Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.
Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng
Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.
Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn
Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.
Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?
Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh
Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.
Ngành gỗ vẫn quyết đạt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh động viên cán bộ và khối doanh nghiệp ngành lâm nghiệp, đồng thời cho rằng nhiều cơ hội mới sẽ đến sau dịch bệnh.
Bình luận