Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Sáng nay (28/2), tại TP. Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022. Trước đó, tỉnh đã chi hơn 1,7 tỷ đồng để mua cây giống chuẩn bị cho mùa trồng rừng năm nay.

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đặc biệt là đoàn viên thanh niên tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Mục tiêu là “phủ xanh” các khuôn viên công sở, trường học, đường phố và nơi công cộng của Gia Nghĩa nói riêng, toàn tỉnh nói chung.

Sau lễ phát động, lãnh đạo các cơ quan đơn vị của tỉnh và hơn 120 đoàn viên thanh niên đã ra quân trồng cây tại khu vực bờ hồ thủy điện Đắk R’tíh, phường Nghĩa Tân, thành phố Gia Nghĩa.

z3218862423265_dd35bcbc6f2c5e8c63e530767415bc21.jpg

Năm nay Đắk Nông đã chi 1,7 tỷ đồng để mua cây giống trồng rừng.

Được biết, theo kế hoạch của UBND tỉnh Đắk Nông, các huyện, các xã, phường, thị trấn cũng sẽ đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022 và trồng, chăm sóc, bảo vệ cây phân tán.

 Trước đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản đồng ý chi hơn 1,7 tỷ đồng để mua cây giống trồng rừng trong đầu mùa mưa này. UBND tỉnh giao Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh làm chủ đầu tư, căn cứ đề xuất nhu cầu sử dụng cây giống của các đơn vị, các huyện, thành phố để bố trí nguồn vốn hợp lý.

Kế hoạch năm 2022, tỉnh Đắk Nông phấn đấu trồng hơn 1650ha rừng các loại. Năm ngoái, toàn tỉnh đã trồng được trên 1.390 ha rừng, vượt gần 40% kế hoạch./.

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.

Ngành gỗ vẫn quyết đạt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh động viên cán bộ và khối doanh nghiệp ngành lâm nghiệp, đồng thời cho rằng nhiều cơ hội mới sẽ đến sau dịch bệnh.