Phát hiện loài phong lan lá biến dạng thành vảy hiếm có ở Quảng Trị

Đặc trưng của loài phong lan này là có rễ ngầm, hoại sinh không lá. Thân leo mảnh và phân đốt, nhánh nhiều với lá biến dạng thành vảy.

watermark_lan-khong-la-1714_20210524_747-172430.jpeg

Loài lan hoại leo vàng có tên khoa học Erythrorchis ochobiensis (Hayata) Garay được tìm thấy tại khu rừng Rú Lịnh. Ảnh: Lê Tuấn Anh .

Trong chương trình nghiên cứu đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc tại Quảng Trị, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung (MISR), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã phát hiện một loài phong lan không lá hoại sinh có tên Tiếng Việt là lan hoại leo vàng tại khu rừng Rú Lịnh, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Loài lan này có tên khoa học là Erythrorchis ochobiensis (Hayata) Garay, thuộc họ Phong lan (Orchidaceae).

Đặc trưng của loài lan này là có rễ ngầm, hoại sinh không lá. Thân leo mảnh và phân đốt, nhánh nhiều với lá biến dạng thành vảy. Cụm hoa dạng hình chùy, phát ở đầu nhánh và ở nách vảy, nhẵn. Quả thon, hạt có lớp lông dày, có cánh rộng bao quanh, giúp phát tán hạt ra xa theo gió.

Đến nay trên thế giới đã ghi nhận được 3 loài trong chi này, từ Ấn Độ, Đông Dương và vùng rừng nhiệt đới châu Á đến châu Úc. Riêng tại Việt Nam đã ghi nhận 2 loài: Erythrorchis altissima (Blume) Blume và Erythrorchis ochobiensis (Hayata) Garay.

Trong đó, Erythrorchis ochobiensis, đã từng được giáo sư Leonid Averyanov ghi nhận tại tỉnh Quảng Bình, Ninh Thuận và Khu bảo tồn Thiên nhiên Đakrông (Quảng Trị).

Theo các chuyên gia của MISR, với việc ghi nhận loại tại khu rừng Rú Lịnh và những đặc điểm, đặc trưng nội bật của loài cho thấy, đây là loài phong lan có giá trị về nguồn gen, cần tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn trong tương lai.

Từ khóa:

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.