Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.

Thương mại các bon rừng là xu thế tất yếu, giúp người “sản xuất tín chỉ các bon” - chủ rừng tích cực trong bảo vệ và phát triển rừng, mặt khác là động lực để bên mua - thường là các nhà sản xuất công nghiệp đầu tư công nghệ theo hướng sạch - tái tạo. Thị trường tín chỉ các bon càng sôi động càng là chỉ dấu phát triển của nền kinh tế xanh.

Bản thân các bon không phải mặt hàng theo nghĩa đen, nhưng giảm được lượng phát thải song hành với tăng trữ lượng rừng sẽ tạo ra độ chênh giữa thải ra - hấp thụ và trở thành tín chỉ để mua bán dựa trên công thức 1 tín chỉ các bon tương đương 1 tấn CO2 giảm phát thải.

Thị trường tín chỉ các bon đang tồn tại 2 dạng thức tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên, do vấp phải một số tồn tại pháp lý, dù được cho là lâu dài sẽ phải đi bằng cả 2 chân nên Việt Nam đang lựa chọn phương án tự nguyện để tiếp cận thị trường tín chỉ các bon quốc tế. Điều kiện hiện tại ở Việt Nam thông qua các chương trình, dự án của ngành lâm nghiệp về trồng rừng (mới), tái trồng hay giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng đã được triển khai quy mô sẽ giúp cho thị trường tự nguyện dễ được triển khai.

Lợi thế khi tiếp cận phương án này là một mặt vừa bán được tín chỉ các bon ra bên ngoài, đồng thời có thời gian xây dựng khung pháp lý chuẩn bị cho thị trường bắt buộc ở một tương lai không xa khi việc thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có được sự đồng nhất trên toàn cầu. Đó cũng là thời gian vừa vận hành, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện tổng thể hệ thống thị trường tín chỉ các bon.

Trên thực tế, Việt Nam chưa xác định được nhu cầu mua bán tín chỉ các bon trong nước nên thị trường quốc tế đang là kênh duy nhất để tạo ra thặng dư từ rừng.

rung-2-1825_20211107_578-183103.jpeg

Phát triển được diện tích rừng trồng sẽ trực tiếp đem lại nguồn lợi cho chủ rừng thông qua cơ chế trao đổi tín chỉ các bon. 

Nguyên tắc không hưởng lợi 2 lần
Một diện tích có thể cung cấp lượng tín chỉ các bon nhiều hơn số lượng người mua cần. Tuy nhiên, để có thể xác định được chính xác lượng các bon mà một diện tích rừng cung cấp được, các bên thẩm định vẫn phải thẩm định giá trị thực tế của cả diện tích rừng này. Việc thẩm định độc lập bởi một bên thứ 3 thường rất tốn kém nhưng lại là yêu cầu bắt buộc mà người mua đặt ra.

Do vậy, để tiết kiệm chi phí này, các quốc gia thường tận dụng luôn kết quả thẩm định sẵn có để bán cho nhiều người mua.

Ví dụ, một diện tích rừng có thể được thẩm định cung ứng được 20 triệu tấn các bon nhưng người mua chỉ có đơn hàng 6 triệu tấn thì cùng lúc đó bên bán phải tìm người mua cho 14 triệu tấn còn lại. Số hàng còn lại này đã được thẩm định nên sẽ tiết kiệm được chi phí cho các bên mà vẫn tăng nguồn thu.

Theo quy định, thị trường các bon quốc tế đòi hỏi bên bán phải cung cấp nhiều dữ liệu. Việt Nam cơ bản mới chỉ có các thông số về diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường, số người sử dụng và sản xuất ở rừng và số người hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Bài học từ Brazil hay Costa Rica cho thấy, để tham gia đầy đủ và thị trường quốc tế, Việt Nam cần bổ sung các thông tin như: Trữ lượng các bon tạo ra hoặc hấp thụ, diện tích nào do ai chi trả và đã chi trả được bao nhiêu, số xê-ri đã được cấp cho tín chỉ các bon tạo ra từ diện tích rừng này, số lượng tín chỉ các bon đã được cấp và bán cho ai cũng như số lượng các bon tiềm năng và số lượng có thể giao dịch trên thị trường quốc tế và nội địa.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu không chỉ giúp Việt Nam mà trực tiếp là các địa phương có trữ lượng tín chỉ các bon phân bổ được hạn mức bán mà tạo được sự minh bạch thị trường rất quan trọng khi giao dịch quốc tế, triệt tiêu được việc báo cáo và hưởng lợi 2 lần của các bên liên quan. Không những thế, dữ liệu cụ thể và chính xác còn giúp được bên bán quyết định bán cho ai, bán lúc nào sẽ được hưởng lợi cao hơn.

rung-7-1825_20211107_228-183105.jpeg

Phát triển được diện tích rừng trồng sẽ trực tiếp đem lại nguồn lợi cho chủ rừng thông qua cơ chế trao đổi tín chỉ các bon.  

Theo đánh giá của GS.TS Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), tiềm năng và cơ hội để Việt Nam tham gia vào thị trường tín chỉ các bon quốc tế là rất lớn, do vậy chúng ta cần sớm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế để thu lợi từ nguồn tài nguyên này, tránh lãng phí.
Bán quốc tế trước, rút kinh nghiệm cho thị trường nội địa
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện thí điểm 3 thỏa thuận lớn “bán” tín chỉ các bon ra thị trường quốc tế.

Đầu tiên là Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải ký với Quỹ Đối tác Các bon trong lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) từ tháng 10/2020, thời gian thực hiện đến năm 2025. Theo thỏa thuận, Việt Nam có trách nhiệm giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2 trên diện tích 5,1 triệu ha (trong đó có 3,1 triệu ha là rừng) ở 6 tỉnh Bắc Trung bộ và nhận khoản tài chính 51,5 triệu USD.

“Thỏa thuận là sự khởi đầu quan trọng, giúp Việt Nam thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện lộ trình giảm phát thải rừng trên quy mô lớn. Từ đó, Việt Nam cũng có thể khuyến khích các hành động bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng ở các khu vực khác”, Giám đốc quốc gia WB Carolyn Turk đánh giá.

Nhận xét về thỏa thuận với Quỹ Đối tác Các bon trong lâm nghiệp, Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT thời điểm đó là ông Hà Công Tuấn cho biết, “chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng và giảm mất rừng, trong khi vẫn tạo ra thu nhập cho các chủ rừng và nâng cao phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ. Đây là bước tiếp theo của giai đoạn chuẩn bị để Việt Nam sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận chi trả giảm phát thải, tiến tới triển khai toàn diện dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam”.
Thứ hai là Ý định thư được ký kết giữa Bộ NN-PTNT với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) - cơ quan nhận ủy thác của Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) nhân chuyến công tác của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan - thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tại Scotland (Vương quốc Anh) cuối tháng 10 vừa qua.

Ý định thư cho phép Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn các bon giảm phát thải từ 4,26 triệu ha rừng tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022 - 2026. LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho dịch vụ này tổng giá trị 51,5 triệu USD.

Trước đó ít tháng, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Quảng Nam trở thành tỉnh đầu tiên trên cả nước thí điểm kinh doanh tín chỉ các bon rừng, giai đoạn 2021 - 2025, với tổng tín chỉ xuất khẩu dự kiến là 5,2 triệu, riêng năm 2021 thực hiện 1,2 triệu tấn các bon. Quảng Nam đã hoàn tất các thủ tục lập dự án đấu thầu quốc tế. Theo thông tin mới nhất, hiện có 5 doanh nghiệp nước ngoài đã liên hệ thăm dò cơ hội đầu tư mua tín chỉ các bon của Quảng Nam.

Thông lệ quốc tế cho thấy, để hình thành thị trường các bon nội địa thường có 3 hình thức gồm áp thuế các bon, cơ chế thương mại phát thải dựa vào việc cấp hạn mức phát thải cho các ngành và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việt Nam đang thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần sớm triển khai đủ cả 2 hình thức còn lại để thuận lợi khi hòa nhập đầy đủ vào thị trường các bon quốc tế, dễ dàng hơn khi giao dịch tín chỉ các bon, không phân biệt tính chất thị trường.

Phát triển được diện tích rừng trồng sẽ trực tiếp đem lại nguồn lợi cho chủ rừng thông qua cơ chế trao đổi tín chỉ các bon.  

57 triệu tín chỉ các bon/năm

Theo Bộ NN-PTNT, mỗi năm Việt Nam có thể bán 57 triệu tín chỉ các bon cho các tổ chức quốc tế. Nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm ngân sách có thể thu về hàng trăm triệu USD.

Đây được coi là nguồn tài nguyên mới, nếu biết khai thác thì sẽ có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.

Trữ lượng rừng năm 2020 là khoảng 990 triệu m3 và dự kiến 10 năm tới con số này tăng lên 1.250 triệu m3. Tuy nhiên để tận dụng tiềm năng từ việc mua bán tín chỉ các bon rừng, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý để hình thành thị trường các bon trong và ngoài nước.

Thục An

 

 

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Ngành gỗ vẫn quyết đạt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh động viên cán bộ và khối doanh nghiệp ngành lâm nghiệp, đồng thời cho rằng nhiều cơ hội mới sẽ đến sau dịch bệnh.