Ngành gỗ vẫn quyết đạt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh động viên cán bộ và khối doanh nghiệp ngành lâm nghiệp, đồng thời cho rằng nhiều cơ hội mới sẽ đến sau dịch bệnh.

bata3098-092509_918.jpg

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến sáng 29/10. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngày 29/10, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp các hiệp hội gỗ, lâm sản cùng một số tổ chức quốc tế, tổ chức Hội nghị trực tuyến "Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới".

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh gỗ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là tại khu vực phía Nam. Trong 3 tháng 8, 9, 10, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam là 2,55 tỷ USD, giảm trên 30% so với cùng kỳ. 

Bất chấp khó khăn, ngành gỗ vẫn từng bước thích ứng với tình hình mới. Bắt đầu từ tháng 9, ngành có dấu hiệu phục hồi. Sau 10 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 12,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2020.

"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của các hiệp hội, doanh nghiệp, nhất là sự chủ động, giải quyết khó khăn trong thời gian giãn cách. Qua hội nghị hôm nay, tôi hy vọng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ có những giải pháp hay, thiết thực để khơi thông dòng chảy, đảm bảo các chuỗi giá trị ngành gỗ không bị đứt gãy", Thứ trưởng nói.

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, xuyên suốt các tháng đầu năm 2021, đặc biệt là trong Quý III, nhiều giải pháp đồng bộ đã được Chính phủ, Bộ NN-PTNT đưa ra để hỗ trợ ngành gỗ. Bộ NN-PTNT luôn cam kết, sẽ đồng hành cùng các hiệp hội gỗ, lâm sản, nhằm nâng tầm giá trị, thương hiệu của ngành trên trường quốc tế, khu vực.

"Chúng ta cần tập trung vào các sáng kiến phục hồi sản xuất, cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ. Làm sao, để mọi thành viên trong đó đều nhận diện được cả thách thức lẫn cơ hội trong tình hình bình thường mới", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

xuat-khau-go-va-lam-san-thang-7-192357_281.jpg

Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD trong năm 2021. Ảnh: Bảo Thắng.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Bùi Chính Nghĩa cho biết, Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng như nhiều cơ quan ban, ngành liên quan đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. 

Lãnh đạo ngành lâm nghiệp cho rằng, Nghị quyết 128 sẽ tạo đà, giúp doanh nghiệp thích ứng với tình hình bình thường mới, khi giao nhiều quyền chủ động cho khối này. 

"Qua khảo sát của Tổng cục Lâm nghiệp, giá nguyên liệu gỗ trong nước không biến động nhiều. Phần tăng chủ yếu đến từ nguồn gỗ nhập khẩu. Đây là cơ sở để ngành gỗ phân tích, tìm hiểu thị trường, trước khi đưa ra các kế hoạch phục hồi sản xuất", ông Nghĩa cho biết.

Khảo sát của Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam cho thấy, hơn một nửa số doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và TP. HCM phải ngừng hoạt động trong vài tháng qua. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết cắt giảm công suất. Số duy trì hoạt động chỉ được khoảng 60-70% lượng công nhân làm việc.

Bên cạnh đó, các hoạt động lưu thông, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa cũng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến giá trị sản xuất, xuất khẩu đã có sự sụt giảm đáng kể. Do các quy định giãn cách xã hội, doanh nghiệp mất nhiều chi phí cho việc "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến".

Đến nay, dịch Covid-19 đã cơ bản dần được kiểm soát ở các tỉnh, thành phố. Nhiều địa phương từng bước mở cửa, và cho phép mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

Đó là cơ sở để tất cả các thành viên tham dự Hội nghị trực tuyến "Doanh nghiệp ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới" tin tưởng vào khả năng đạt mục tiêu 15 tỷ USD xuất khẩu của ngành lâm nghiệp trong năm 2021.

 

Bình luận

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu thì nhu cầu nguyên liệu gỗ cũng tăng cao. Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30-40%

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ đến hồi bức thiết

Những năm qua, nguồn cung gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu bị đứt gãy, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đã đến lúc phải quyết liệt thực hiện.

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều năm trở lại đây, ngành gỗ là một trong những ngành luôn dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn còn tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế

Rừng ngập mặn là vũ khí chống biến đổi khí hậu

Ngài Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng của rừng ngập mặn.

Cả nước còn hơn 1,2 triệu héc ta đất chưa sử dụng

Ngày 2-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020.

Đắk Nông chi hơn 1,7 tỷ đồng mua cây giống trồng rừng

Các huyện, xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây xanh, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa trồng rừng năm 2022, phấn đấu trồng hơn 1.650ha rừng các loại.

Tìm giải pháp tiêu thụ gỗ rừng trồng FSC ở Bắc Kạn

Năm 2018, hàng trăm hộ dân ở huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) ký hợp đồng với Công ty cổ phần Woodsland-Việt Nam thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ sản phẩm gỗ có kiểm soát (FSC) trên diện tích hơn 920 ha rừng keo.

Đâu là bí quyết giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lập kỷ lục chưa từng có?

Đầu xuân Nhâm Dần, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), cho biết, trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng nâng cao chất lượng rừng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Tín chỉ các bon thúc đẩy chuyển hướng nền kinh tế xanh

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung quan trọng để đầu tư vào rừng, tạo ra thu nhập cho các chủ rừng, phát triển bền vững.