Biện pháp nâng cao năng suất sò huyết trong mô hình nuôi kết hợp tôm sú
Mô hình nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm sú được đánh giá là bền vững, chi phí thấp, hiệu quả cao, có thể áp dụng và nhân rộng, khi người nuôi tôm đang gặp khó khăn do do dịch bệnh.

Mô hình nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm QCCT của anh Hà Văn Nắm (ấp Hoàng Minh A, xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
Tại Bạc Liêu, mô hình nuôi sò huyết kết hợp với tôm sú trong ao tôm quảng canh cải tiến (QCCT) chủ yếu tập trung ở các xã An Phúc, An Trạch, Định Thành, Định Thành A... của huyện Đông Hải. Với năng suất đạt 400 - 600 kg/1.000m2, giá sò huyết thương phẩm ở mức 130.000 - 140.000 đồng/kg (loại 80 con/kg), sau mỗi vụ nuôi (7-9 tháng), người nuôi thu lãi 40 - 60 triệu đồng/1.000m2.
Để nâng cao năng suất sò huyết trong mô hình cho vụ nuôi năm 2021 và những năm tiếp theo, người nuôi cần chú ý một số biện pháp sau:
- Theo dõi diễn biến thời tiết cũng như lịch thời vụ thả giống sò huyết hàng năm.
- Cải tạo ao nuôi đảm bảo các yếu tố: Ao nuôi không bị rò rỉ nước và mực nước tối thiểu trong ao dao động từ 60-80cm tính từ mặt trảng để tránh tình trạng dao động nhiệt độ giữa sáng và chiều chênh lệch quá cao. Chủ động cung cấp nước cho các ao nuôi, với diện tích nuôi 10.000m2, cần thiết kế 1 ao chứa nước mặn diện tích khoảng 1.000m2 (độ mặn từ 15 - 30‰).
- Áp dụng hình thức nuôi sò huyết kết hợp tôm sú trong ao tôm QCCT theo hướng khép kín, sử dụng vi sinh, công nghệ sinh học Bồ Đề và bổ sung thức ăn công nghiệp. Cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị nước ao nuôi đảm bảo độ mặn 20 - 30‰. Trước khi lấy nước vào ao, rải vôi CaO với liều lượng 50-70 kg/1.0002 để diệt ấu trùng địch hại, mầm rong và ổn định độ kiềm, pH... Trước khi thả sò giống 5 ngày, phải gây màu nước để tạo thức ăn tự nhiên cho sò huyết theo công thức: 2 lít sản phẩm Công nghệ sinh học Bồ Đề/1000m3 nước, kết hợp ủ vi sinh, mật đường và cám ủ (2 kg cám/1000m3) trong 24 giờ, sau đó xử lý lúc 8-9 giờ. Có thể xử lý 1-2 lần đến khi tảo trong ao nuôi phát triển tốt.
+ Nên chọn giống tại những bãi sò giống của địa phương, có uy tín. Chọn sò giống có kích cỡ 800-1.000 con/kg.
+ Mật độ thả nuôi: Với ao nuôi có diện tích 2.000m2 chỉ nên thả khoảng 150 - 200kg sò giống.
Lưu ý thời gian vận chuyển giống không quá 5 giờ. Trong quá trình vận chuyển giống, tránh nước mưa rơi vào trong sò huyết.
+ Thả giống: Trước khi thả giống nên lấy nước ao nuôi rắc đều trên sò huyết giống và để khoảng 60 phút cho sò huyết thích nghi với môi trường ao nuôi, cân bằng nhiệt độ.
Khi thả sò huyết cần rải đều và nhẹ.
Sau khi thả giống sò huyết từ 4-5 giờ cần xuống ao mò sò giống xem sò vùi xuống chưa. Nếu đã vùi xuống là sò đã thích nghi tốt với môi trường ao nuôi.
+ Để sò huyết không bị sốc và chết, chỉ bổ sung nước từ ao chứa sang ao nuôi khi cần thiết. Nước ao nuôi có màu vàng nhạt hoặc xanh vỏ đậu, độ trong dưới 15 cm là đạt yêu cầu và đảm bảo nguồn thức ăn cho sò huyết.
+ Định kỳ 7 ngày sử dụng 2 kg thức ăn công nghiệp số 0 của tôm sú pha đều tạt khắp vuông để cho sò huyết ăn. Sau khi sử dụng thức ăn công nghiệp 3 - 4 ngày, tiến hành ủ vi sinh + 3kg cám + 3kg mật đường (ủ 24 giờ), xử lý lúc 8 giờ (liều lượng trên dành cho vuông nuôi sò huyết có diện tích 2.000 m2).
+ Định kỳ 7-10 ngày, sử dụng 2 lít sản phẩm Công nghệ sinh học Bồ Đề/2.000m2nhằm cung cấp khoáng chất có lợi cho sò huyết, ổn định pH, tái tạo dinh dưỡng môi trường, cung cấp ôxy đáy vuông...
+ Định kỳ 15 ngày/lần sử dụng Yucca kết hợp với Zeoline theo liều lượng: 1 lít Yucca + 20 kg Zeoline/2.000m2 để hạn chế sự ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của rong đáy, rong nhớt.
+ Định kỳ 3-5 ngày kiểm tra sò huyết một lần, 4-5 ngày/lần kiểm tra độ kiềm, độ pH, khí độc NO2… Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ trên 38 độ C nên sử dụng 5kg vitamin C tạt cho ao 2.000m2 lúc 15 giờ.
Nếu người nuôi nghiêm túc thực hiện các giải pháp kỹ thuật trên, chắc chắn năng suất sò huyết trong ao nuôi tôm sú QCCT sẽ cao hơn, qua đó giúp người dân ven biển vươn lên làm giàu tại chính quê hương mình.

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận