Bình Định: Tôm bị virus đốm trắng "tấn công" gây bệnh nan y, tỉnh kiến nghị Bộ NNPTNT hỗ trợ thuốc sát trùng

Ngày 3/8, UBND tỉnh Bình Định cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký văn bản đề nghị Bộ NNPTNT sớm có đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh này 50 tấn hóa chất, thuốc sát trùng chlorine 65% (từ nguồn Dự trữ Quốc gia) để xử lý môi trườ

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho hay, từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Bình Định bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng xảy ra sớm và kéo dài, nhiệt độ nước tăng cao gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nuôi trồng thủy sản, tảo độc phát triển nhiều khiến cho động vật thủy sản nuôi dễ bị sốc, sức khỏe yếu dẫn đến bùng phát dịch bệnh. 

Với tổng diện tích dịch bệnh thủy sản vụ 1/2021: 2,915 ha (trong đó: 0,1 ha bệnh do vi rút đốm trắng; 1,615 ha bệnh hoại tử gan tụy). Ngoài ra, do biến động môi trường làm tôm nuôi bị bệnh chết, các hộ không khai báo mà tự xử lý và tiếp tục nuôi lứa mới do đó chưa thống kê được số lượng bị thiệt hại.

base64-16279883806701167559827.png

Ảnh hưởng môi trường, nhiều vùng nuôi trồng thủy sản ở Bình Định bị thiệt hại do dịch bệnh. Ảnh: TB.

Theo phản ánh của người dân vùng nuôi tôm cộng đồng Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định), trong năm 2020, dịch bệnh hoại tử gan tụy đã khiến cho tôm của người dân chết hàng loạt, thiệt hại hàng tỷ đồng.

Bước qua năm 2021, tình hình vẫn không thay đổi, bệnh dịch hoại tử gan tủy ở tôm vẫn đang bùng phát rải rác khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

base64-1627988380725383027359.png

UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ NNPTNT xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh 50 tấn hóa chất khử trùng xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc sát trùng chlorine 65% từ nguồn Dự trữ Quốc gia. Ảnh: TB.

Theo UBND tỉnh Bình Định, so với vụ 1/2020, diện tích dịch bệnh thấp hơn nhiều là do thực hiện tốt công tác phòng bệnh từ nguồn hóa chất sát trùng cung cấp cho các vùng nuôi trọng điểm trước mỗi vụ nuôi, mầm bệnh tồn đọng từ vụ nuôi trước được loại trừ đáng kể.

Tuy nhiên, trong thời gian đến, theo thông tin của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, diễn biến thời tiết trên địa bàn tỉnh còn nhiều phức tạp, có nhiều cơn bão, nhiều đợt mưa lớn có thể dẫn đến ngập lụt kéo dài, gây ô nhiễm môi trường và là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh đối với các loài thủy sản nuôi cả nước mặn và nước ngọt.

Để công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định tiếp tục đạt hiệu quả và giúp cho tỉnh chủ động trong công tác tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ NNPTNT xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh 50 tấn hóa chất khử trùng xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc sát trùng chlorine 65% từ nguồn Dự trữ Quốc gia.

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...