Bón loại phân đặc biệt có hàm lượng cao này, nông dân Thái Bình thu 3 tạ lúa/sào
Vụ xuân năm nay, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao mang đến niềm vui kép cho bà con nông dân khi các sản phẩm phân bón mới như phân hữu cơ khoáng và NPK-S hàm lượng dinh dưỡng cao thế hệ mới
Đây là tiến bộ kỹ thuật mới mà Supe Lâm Thao đã ứng dụng thành công, được đông đảo bà con đón nhận, tin dùng.
Giúp tăng năng suất lúa
Tuy mới ra đời và có mặt trên thị trường từ tháng 1/2021, nhưng với chất lượng sản phẩm tốt, sản phẩm phân bón mới Lâm Thao đã được đông đảo người dân ưa chuộng và đánh giá cao.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các địa phương nơi có nông dân sử dụng phân hữu cơ khoáng và NPK-S hàm lượng dinh dưỡng cao thế hệ mới của Supe Lâm Thao để bón cho cây lúa vụ xuân vừa qua, bà con đều bày tỏ sự hài lòng.
Đơn cử như tại tỉnh Thái Bình - một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước, bà con nông dân đều khẳng định: Phân bón mới Lâm Thao giúp cây lúa phát triển khỏe, bông chắc mẩy, năng suất tăng cao hơn cả mong đợi và đặc biệt là góp phần giúp cây lúa kháng được sâu bệnh gây hại.
Bà con nông dân huyện Đông Hưng (Thái Bình) thích thú khi thăm mô hình sử dụng phân bón Lâm Thao khép kín trên cây lúa. Ảnh: Hoa Mua
Chị Mai Thị Nhâm, xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình không giấu nổi niềm vui khi vụ xuân này, năng suất lúa của gia đình đạt cao hơn dự kiến.
Chị Nhâm cho biết: Vụ xuân vừa qua, gia đình tôi tham gia mô hình sử dụng phân bón mới của Lâm Thao với diện tích 5 sào ruộng. Hiện nhà tôi vừa gặt xong, chỉ cần đếm số bao thóc được đưa xuống khỏi máy gặt, tôi đã có thể chắc chắn lúa vụ này đạt 3 tạ thóc/sào, cao hơn so với vụ xuân năm trước và cao hơn so với các ruộng ngoài mô hình.
Uy tín và thương hiệu phân bón Lâm Thao đã trở nên quen thuộc, được nông dân cả nước nói chung và nông dân tỉnh Thái Bình nói riêng tin tưởng, sử dụng. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm phân bón truyền thống, sản phẩm phân bón mới của công ty ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong thị phần phân bón toàn quốc. |
"Không chỉ được mùa, năm nay lúa được bón phân hàm lượng dinh dưỡng cao của Lâm Thao nên rất khoẻ, có khả năng chống chịu bệnh bạc lá và rầy nâu rất tốt, không bị nhiễm bệnh đạo ôn, chi phí đầu tư giảm nên lợi nhuận tăng khoảng 300.000 đồng/sào" - chị Nhâm chia sẻ.
Bà Bùi Thị Nga - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình cho biết: Vụ xuân năm 2021, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty CP TMTH Toan Vân (đại lý cấp I của Supe Lâm Thao) thực hiện 8 mô hình sử dụng phân bón Lâm Thao khép kín trên cây lúa tại 8 huyện của tỉnh.
Qua kiểm tra, đánh giá tại các mô hình cho thấy, năng suất cũng như sản lượng lúa vụ xuân năm 2021 cao hơn so với vụ xuân năm 2020 khoảng 15%, dự kiến năng suất bình quân đạt gần 80 tạ/ha, cao hơn hẳn so với ruộng lúa sử dụng các loại phân bón khác.
Đặc biệt, sử dụng phân bón mới Lâm Thao giúp cải tạo đất đai, thân thiện với môi trường và an toàn với con người.
Mở rộng mô hình sử dụng phân bón mới
Nhận thấy sự vượt trội về hiệu quả, năng suất từ việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới này, ngày càng có nhiều nông dân đăng ký mua các loại phân bón mới của Supe Lâm Thao. Bà Nga cho rằng, thành công của vụ xuân năm nay sẽ góp phần không nhỏ vào tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình cũng mong muốn, thời gian tới, Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao tiếp tục tạo điều kiện, mở thêm các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng sản phẩm phân bón mới của Lâm Thao.
Đồng thời, triển khai nhiều hơn nữa các mô hình trình diễn phân bón mới trên cây lúa cũng như các cây trồng khác để đông đảo người dân trong tỉnh nắm vững phương pháp sử dụng, nhằm giúp bà con nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Nguồn: https://danviet.vn/supe-lam-thao-mang-niem-vui-kep-cho-nong-dan-trong-lua-20210615181422033.htm
Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý
Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.
Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr
Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.
Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử
Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.
Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".
Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC
Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.
'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP
Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.
Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao
Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.
Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó
Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.
Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL
Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.
Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng
Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...
Bình luận