Bón phân cho cây ngô lai vụ hè thu ở Tây Nguyên

Ngày nay các giống ngô lai tốt, cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh đã giúp cho người trồng ngô có thu nhập cao tuy nhiên kỹ thuật bón phân là rất quan trọng.

anh-chup-man-hinh-2021-06-30-luc-213259-2136_20210630_132-140820.jpeg

Nông dân cần chú ý chăm sóc cho ngô lai tốt để có năng suất cao. Ảnh: TL.

Tây Nguyên là một trong các vùng trồng ngô trọng điểm ở nước ta. Vụ ngô chính ở vùng Tây Nguyên là vụ hè thu, gieo trồng vào đầu mùa mưa, vụ thu đông và đông xuân chiếm diện tích không đáng kể.

Ngô chủ yếu được trồng nhờ nước trời, ít có diện tích chủ động tưới, vì vậy năng suất ngô tùy thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. Bên cạnh yếu tố thời tiết thì các biện pháp kỹ thuật khác như làm đất, mật độ, bón phân cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô lai.

Đất trồng ngô cần được cày bừa kỹ, chuẩn bị đất sẳn sàng để gieo hạt trước khi mùa mưa đến. Làm đất kỹ là điều kiện cần thiết để bảo đảm hạt tiếp xúc tốt với đất ẩm khi gieo, điều này giúp hạt nẩy mầm nhanh và đều. Ở vùng Tây nguyên, đất thường chua do vậy có thể bón vôi bột vào đất trong lần bừa cuối cùng, bón 500kg vôi bột/ha.

Nên bảo đảm mật độ ngô lúc thu hoạch khoảng 60.000 cây/ha. Thông thường một số cây ngô sẽ bị chết trong quá trình gieo trồng cho đến khi thu hoạch, do vậy có thể gieo ngô với khoảng cách là 75 x 20cm, mỗi hốc 1 hạt, đạt mật độ 66.000 cây/ha. Khi cây đã mọc đều, tỉa bỏ các cây yếu ớt, các cây mọc cùng vị trí, chỉ để lại 1 cây/hố để đảm bảo điều kiện ánh sáng, cũng như sự cung cấp dinh dưỡng từ đất cho mỗi cây ngô.

Cũng như các loại cây trồng khác, để ngô lai phát triển khoẻ mạnh và cho năng suất cao, các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, lân, kali phải được cung cấp đầy đủ khi cây cần chúng. Ngoài đạm, lân, kali thì ngô cũng cần các chất vi lượng khác như Ca, Mg, S, B, kẽm ... Một số triệu chứng thiếu trung vi lượng như thiếu ma nhê, thiếu kẽm đã được phát hiện trên nhiều cánh đồng ngô tại Tây Nguyên. Quy trình bón phân thích hợp nhất cho ngô là bón lót khi gieo và bón thúc 3 lần trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

Kỹ thuật bón lót cả 3 chất dinh dưỡng đạm, lân và kali khi gieo được khuyến cáo ở nhiều vùng chuyên canh ngô trên thế giới. Nhưng ở vùng Tây Nguyên, trồng ngô nhờ nước trời, bà con nông dân không muốn bón phân khi mà chưa thấy cây ngô mọc lên trên đồng ruộng. Điều này cũng đúng, vì có nhiều năm thời tiết bất lợi, mưa không đều trong thời kỳ gieo hạt, nắng kéo dài sau khi gieo làm hạt nẩy mầm không đều, cây con khô héo, chết làm bà con phải gieo lại.

Phân hữu cơ và lân thường được bón lót cho ngô khi gieo hạt. Các đợt bón thúc vào các thời kỳ sau:

- Thúc đợt 1: Nếu không được bón lót, cây ngô cần được bón thúc phân vô cơ rất sớm, khoảng 7 ngày sau gieo. Khi này cây được 2-3 lá. Không nên bón trễ hơn vì chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã được cây sử dụng hết trong thời gian này và cây non cần được cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu kịp thời.

- Thúc đợt 2: vào thời kỳ 6-8 lá. Bón đón cho cây ngô khi cây đạt tới thời kỳ 8 lá - vào khoảng 30 ngày sau gieo - cây bắt đầu một thời kỳ sinh trưởng nhanh. Đây là thời kỳ mà số hàng hạt trong một bắp ngô được xác lập. Thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ này sẽ làm giảm số hàng hạt trong một bắp ngô do đó có thể giảm năng suất.

- Bón thúc đợt 3: lúc cây ngô được 10 lá, vào khoảng 5 tuần sau khi gieo. Bón lúc này giúp cây bảo đảm được dinh dưỡng cho cây vào giai đoạn sinh trưởng rất quan trọng tiếp sau đó vào khoảng 6 tuần sau gieo, lúc này cây ngô đạt 12 lá (còn gọi là thời kỳ xoáy nõn). Đây là thời kỳ mà số hạt trên mỗi bắp ngô và kích thước bắp ngô được xác lập. Bất kỳ một sự thiếu hụt độ ẩm hay dinh dưỡng nào vào thời kỳ này cũng sẽ làm giảm nghiêm trọng số hạt và làm giảm kích thước bắp ngô vào lúc thu hoạch.

bon-phan-cho-cay-ngo-lai-vu-he-thu-o-tay-nguyen-2144_20210630_400-140821.jpeg

Phân bón NPK Đầu Trâu 16-16-8 9S TE của Công ty Bình Điền. Ảnh: Bùi Lương.

Lượng và loại phân NPK được đề nghị cho các đợt bón cho ngô như sau:

- Đợt 1: cây 2-3 lá, bón NPK Đầu Trâu 16-16-8 9S TE, lượng bón 150-200 kg/ha

- Đợt 2: cây được 6-8 lá, bón NPK Đầu Trâu 16-8-16, lượng bón 250-300kg/ha

- Đợt 3: cây được 10 lá, , bón NPK Đầu Trâu 16-8-16, lượng bón 250-300kg/ha

Nếu dùng phân đơn thì bón như sau:

- Bón lót khi gieo: 400-500 kg/ha Super lân cùng với phân hữu cơ.

- Thúc đợt 1: cây 2-3 lá, bón 60 kgUrê + 30Kg KCl/ha

- Thúc đợt 2: cây 6-8 lá, bón 120 kg Urê + 70kg KCl/ha

- Thúc đợt 3: cây 10 lá, bón 120kg Urê + 70kg KCl/ha

Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây ngô kịp thời thì việc làm cỏ, xới xáo, vun gốc, lấp phân giúp vào việc sử dụng phân bón hiệu quả hơn vì ngô có bộ rễ háo khí, ăn cạn. Vun gốc vào thời kỳ ra rễ chân kiềng còn giúp cho cây ngô chống đổ ngã.

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...