Cá đặc sản bị bỏ đói, người chăn nuôi trắng tay đến nơi

Hàng trăm tấn cá rô đồng đặc sản đã quá lứa nhiều tháng nhưng không bán được, nông dân tỉnh Thái Bình ngao ngán không biết xoay sở thế nào.

Ông Nguyễn Bình Triệu ở xóm 8, xã Minh Phú, huyện Đông Hưng (Thái Bình) than thở, cá rô đồng "ăn báo cô", trong khi đó giá cám liên tục tăng khiến nhiều hộ nuôi cá rô đồng như gia đình ông như ngồi trên đống lửa.

Giá thức ăn tăng vù vù, cá rô ăn lắm rồi chỉ để nằm ao
Suốt nhiều tháng nay, hàng trăm tấn cá rô đồng vẫn nằm im bất động dưới ao. Đàn cá quá lứa này cũng sắp bằng thời gian nuôi lứa cá mới, khiến người nuôi khóc không thành tiếng, bởi họ đang phải gánh một khoản nợ tiền vốn vay, tiền thức ăn chăn nuôi.

base64-16281657688001775508791.png

Người nuôi cá rô đồng ở tỉnh Thái Bình đang như ngồi trên đống lửa, vì đàn cá quá lứa mà chưa bán được.

Theo các hộ nuôi cá rô đồng ở đây cho biết, từ khi dịch Covid 19 bùng phát mạnh trở lại khiến giá cá rô "bốc hơi" hơn một nửa so với các thời điểm trước. Hiện giá cá rô xuống vô cùng thấp, chỉ dao động ở mức hơn 20.000 đồng/kg.

Cá rô đồng ể ẩm suốt nhiều tháng nay, đã đẩy hàng trăm hộ nuôi cá rô đồng ở tỉnh Thái Bình rơi vào tình cảnh thua lỗ nặng, cạn kiệt kinh tế. Thậm chí, nhiều hộ còn không có tiền mua thức ăn cho cá đành bỏ đói đàn cá dưới ao.

Hơn 3 tháng nay, gia đình ông Nguyễn Bình Triệu ở xóm 8, xã Minh Phú, huyện Đông Hưng (Thái Bình), đang chạy ngược chạy xuôi tìm đầu ra cho 20 tấn cá rô quá lứa dưới ao. Nhưng gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, kết nối với bao nhiêu thương lái kết quả nhận lại vẫn chỉ là những cái lắc đầu.

Theo ông Triệu, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 cá rô đồng được thu mua ổn định, dao động từ 45.000 -48.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới gần 50 ngàn/kg. Tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn mức 20.000 - 22.000 đồng/kg ,với giá thu mua như vậy thì người nuôi như ông lỗ khoảng gần 10.000 đồng/kg.

"Để giảm thiểu thu lỗ, tôi cũng gọi một số mối thân quen để bán nhưng ai cũng lắc đầu không mua, suốt ruột tôi tìm đến một số mối khác nhưng cũng trong tình trạng tương tự. Rao bán cá thời dịch Covid-19 cứ như "ném đá ao bèo". "Con Covid" nó làm dân nuôi cá đặc sản chúng tôi khốn khổ…", ông Triệu buồn bã nói.

 Cá đặc sản bị bỏ đói, người chăn nuôi trắng tay đến nơi
Ông Nguyễn Bình Triệu chán nản cho biết, nghịch lý nhất ở đây là giá cá giảm nhưng giá cám lại cao ngất ngưỡng, mỗi bao cám tăng tới gần 100.000 thì làm sao mà người nuôi cá như chúng tôi sống nổi.

base64-16281659300271301801710.png

Hiện giá cá rô đồng thương phẩm chỉ còn hơn 20.000 đồng/kg, nhưng không có người mua.

"Thậm chí, thấy chúng tôi không bán được cá, các đại lý họ còn không bán chịu thức ăn chăn nuôi như trước nữa. Vì họ sợ chúng tôi vỡ nợ không có khả năng chi trả. Hàng chục tấn cá dưới ao không cho ăn thì không được, mà cho ăn thì lại lỗ thêm, chưa bao giờ chúng tôi rơi vào tình cảnh này...", ông Triệu thở dài.

base64-1628166019282512509685.png

Hiện tại, giá cá rô đồng giảm mạnh nhưng giá cám lại tăng mạnh, nguyên nhân làm cho đàn rô bị bỏ đói và khiến người nuôi cá rô thua lỗ nặng.

"Hiện gia đình tôi tồn đọng khoảng gần 20 tấn cá rô đồng thương phẩm, chưa xuất bán được. Cứ tình hình dịch như thế này, thì mỗi tấn cá tôi phải lỗ trên 10 triệu, bởi giờ nuôi chúng thêm ngày nào là lỗ thêm ngày đó" - ông Triệu giọng buồn nói về khoảng lỗ 200 triệu đồng của gia đình mình.

Cũng trong tình cảnh tương tự, ông Lưu Đình Thịnh ở xóm 1, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng (Thái Bình) cũng đang còn 15 tấn cá rô đồng dưới ao không thể nào xuất bán được. Hàng ngày, ông đành bất lực nhìn đàn cá gầy đi trông thấy, vì ông cũng chẳng dám cho chúng ăn nhiều nữa, vì ăn nhiều sẽ làm gia tăng thêm khoản thua lỗ.

Ông Thịnh thở dài than với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng, cá rẻ đã đành mà gọi bán không ai mua, họ toàn trả giá xong "lấy lệ, cho phải phép" xong để đấy không đến bắt. Cứ tình hình này thì tôi chết dở với đàn cá, bán thì không được mà để nuôi cũng không xong.

base64-16281662875951257933351.png

Nhiều hộ đành phải bán lẻ từng cân một cho người dân để giảm thiểu thua lỗ.

"Nếu như trước kia 1 ngày cho ăn 8 bao thức ăn thì giờ 3 ngày mới được lượng thức ăn bằng đấy, tôi chỉ cho ăn cầm hơi khỏi chúng chết đói là được. Giờ chúng tôi chỉ mong làm sao bán được, bởi mỗi ngày tốn cả triệu tiền thức ăn" - ông Thịnh cho biết.

Cũng theo ông Thịnh, cứ tình hình này thì ông cũng chỉ cầm cự được một tháng nữa, vốn liếng gia đình đã cạn, không còn đâu để xoay tiền mua thức ăn cho đàn cá nữa. Đầu tư ra mấy trăm triệu, bao nhiêu công sức nhưng cuối cùng cũng chỉ ôm lại cục nợ.

base64-16281663696341208950569.png

Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang còn tồn đọng hàng trăm ấn cá rô đồng đã quá lứa nhưng chưa bán được.

"Lứa cá này tôi phải lỗ đến 150 triệu, làm nông nghiệp quá khó khăn, hết dịch bệnh, thiên tai, rồi đến cả covid 19...chúng tôi đều gánh chịu, kiếm được đồng tiền quá khó khăn" - ông Thịnh lắc đầu ngán ngẩm nói.

Theo một số thương lái chuyên thu mua cá rô cho biết, cá rô đồng đa phần được dùng làm nguyên liệu chế biến canh cá, bún cá, làm đồ nhậu.... Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các thành phồ lớn như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam.... và các tỉnh lân cận

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội thì giãn cách, các tỉnh khác thì đa phần đóng cửa quán ăn, nhà hàng... thì sức tiêu thụ cá rô giảm xuống gần như con số 0. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá cá rô cũng giảm mạnh và không có người thu mua.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.