Chinh phục loài thủy sản ví như 'nhân sâm nước'

Cá chạch lấu vốn được mệnh danh 'nhân sâm nước' ở ĐBSCL. Bằng phương pháp nuôi độc đáo theo nông nghiệp tuần hoàn, anh Giàu đã đưa loại cá này phát triển tại Tây Ninh.

Bén duyên trên vùng đất mới

c6.png

Mô hình nuôi cá trạch lấu trong ao tuần hoàn khép kín của anh Giàu tại huyện biên giới Tân Biên. Ảnh: Trần Trung.

Trong khi không ít người chọn nuôi những loài cá nước ngọt dễ tính như cá lóc, cá trắm cỏ, cá chép, cá mè thậm chí là ếch và ba ba, thì anh Nguyễn Văn Giàu ở ấp Thạnh Phước, xã Thạnh Bình, huyện biên giới Tân Biên lại chọn cá chạch lấu để nuôi trồng. Không chỉ phát triển cho bản thân, anh Giàu còn tích cực chia sẻ con giống, phương pháp nuôi hiệu quả để cùng người dân trong và ngoài địa phương làm giàu.

Tiếp chúng tôi tại trang trại, chia sẻ về nghề nuôi trồng thủy sản, anh Giàu cho biết, bản thân sinh ra và lớn lên tại An Giang, ngay từ nhỏ anh đã thân quen với môi trường sông nước, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tôm là một trong những vật nuôi từng giúp anh rất thành công, có thời điểm anh làm chủ trên 100ha tôm đem lại nhu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, khi thấy con tôm đem lại hiệu quả cao, nhiều người bắt đầu đổ xô vào nuôi, trong đó có không ít người hám lợi, thiếu kinh nghiệm dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh bùng phát mất kiểm soát, giá cả tôm ngày càng đi xuống. Từ một ông chủ ao tôm, anh trở thành con nợ và phải bỏ xứ lang bạt nhiều nơi, mưu sinh nhiều nghề để sinh sống.

Anh nhận thấy Tây Ninh là tỉnh nông nghiệp có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh nhờ công trình hồ Dầu Tiếng, có tiềm năng và điều kiện tự nhiên thích hợp cho nuôi trồng thủy hải sản, trong khi người nuôi thủy sản tại địa phương chưa nhiều, môi trường nuôi trồng còn sạch bệnh. Sau nhiều đêm trăn trở, anh quyết định chọn Tây Ninh để dừng chân và tái khởi nghiệp, và mô hình nuôi và nhân giống cá chạch lấu trong ao nổi tuần hoàn khép kín được anh Giàu bắt tay thực hiện.

c5.png

Cá chạch lấu, loài cá mệnh danh "nhân sâm nước" được anh Giàu lựa chọn để nuôi trồng đang phát huy hiệu quả trên vùng đất mới. Ảnh: Trần Trung.

Theo anh Giàu, cá chạch lấu là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thân có màu xanh đậm hoặc đen xám, nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, cơ thể dài đến 90cm và có thể nặng đến 1 kg/con. Cá chạch lấu được ví như là “nhân sâm nước” bởi giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, nên dù giá bán cao nhưng cung không đủ cầu.

Nông nghiệp tuần hoàn “Vườn - Ao - Ao”
Dẫn chúng tôi thăm trang trại của mình, anh Giàu kể tiếp, để thực hiện mô hình, anh lặn lội xuống Kiên Giang mua 5.000 con cá giống với giá 10.000 đồng/con (có kích thước khoảng 8 cm/con). Qua thời gian thử nghiệm, do thiếu kinh nghiệm và cá chưa thích nghi được với môi trường mới, đến thời điểm thu hoạch cá chết gần hết. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, hầu hết cá còn lại thuộc dạng khỏe mạnh, đặc biệt chúng tự phối giống với nhau tạo ra thế hệ F1 tương đồng với bố mẹ. Từ việc chỉ tập trung nuôi cá thương phẩm, anh bắt tay vào việc nhân giống vừa phục vụ sản xuất gia đình, vừa hỗ trợ bà con trong khu vực phát triển.

c4.png

Từ việc nuôi cá thương phẩm, anh Giàu còn tìm ra phương pháp nhân giống hiệu quả để cung cấp cho người dân trong và ngoài địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Theo anh Giàu, về độ tuổi, cá bố mẹ nên đạt trên 2 năm tuổi sẽ cho lượng trứng nhiều, khả năng thụ tinh sẽ cao, tỷ lệ cá bột nở nhiều và cá con có sức đề kháng mạnh hơn. Thời điểm cho cá sinh sản nhân tạo tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hàng năm. Nếu cho cá sinh sản trước tháng 3, khi đó lượng trứng còn ít và trứng chưa trưởng thành nên tỷ lệ nở sẽ thấp và cá bột khó dưỡng, tỷ lệ hao hụt sẽ cao. Nếu cho cá sinh sản sau tháng 9 thì cá con khi nở ra úm 2 tháng có thể giao giống nhưng người nuôi thương phẩm thiếu kinh nghiệm, khi vào mùa lạnh cá sinh trưởng kém sẽ dẫn tỷ lệ hao hụt cao hơn.

Bên cạnh đó,  để cá phát triển tốt, trước khi đưa vào sinh sản, cá bố mẹ sẽ được nuôi thúc trên ao nuôi riêng với mật độ thích hợp nuôi vỗ bằng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao khoảng 3 tháng. Ao nuôi thúc cá bố mẹ cần có hệ thống quạt để tăng lượng oxy hòa tan trong nước để cá sinh trưởng và phát dục tối ưu nhất. Ngoài ra, trong các ao nuôi, giá thể bằng lưới nhựa (lưới rào gà) cuộn tròn, bố trí theo hàng trong ao để làm nơi cho cả trú ẩn, mật độ cá nuôi tùy thuộc số lượng giá thể.

ca-3.png

Với bề dày kinh nghiệm nuôi tôm, anh Giàu tích hợp vào ao nuôi cá trạch lấu để mô hình phát triển bền vững. Ảnh: Trần Trung.

"Nếu nuôi ao đất dùng chà tre, ống tre hoặc ống nhựa làm giá thể thì mật độ tối đa khoảng 40 - 50 con/m2, còn khi sử dụng giá thể bằng lưới có thể nuôi đến 100 - 120 con/m2 vẫn bảo đảm cá tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, giá thể bằng lưới có độ bền cao, có thể sử dụng nhiều năm, lại không ô nhiễm ao nuôi và việc kiểm tra chăm sóc, thu hoạch cũng dễ hơn số với sử dụng giá thể từ tre nứa hay ống nhựa", anh Giàu chia sẻ.

Đặc biệt, mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Giàu thiết kế theo dạng “Vườn - Ao - Ao”. Theo đó, các ao nuôi cá chạch lấu ở trang trại được thiết kế trong vườn cao su nên được cây che nắng, giúp điều hoà nhiệt độ. Để tối ưu hóa anh Giàu còn làm thêm lưới che trên toàn bộ diện tích các ao nhằm ngăn chim trời làm hại cá và lá cao su rụng gây ô nhiễm ao nuôi với chi phí thấp. Bên cạnh đó, trang trại còn có một ao nuôi chìm với diện tích khoảng 3.000m2 dùng nuôi các loại cá tạp nhằm tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi cá chạch thay ra, giúp giảm chi phí đáng kể để tăng nguồn thu nhập. Mặc khác, nước thải ở các ao chìm được bơm tưới cao su giúp cây sinh trưởng tốt và giảm lượng phân bón cho cây trồng mà vẫn bảo đảm năng suất cho mủ.

ca.png

Mô hình "Vườn - Ao - Ao” là mô hình độc đáo và mới tại Tây Ninh đã đang đem lại thu nhập cao và nhân rộng. Ảnh: Trần Trung.

Mô hình điểm để nhân rộng
Hiện quy trình nhân giống cá chạch lấu tại trang trại anh Giàu khắc phục được những nhược điểm như chọn cả bố mẹ có tuổi thành thục, kỹ thuật ghép đôi, thu hoạch trắng tinh trùng, giao phối, ấp trứng, ương nuôi cá bột môi trường ương nuôi, chăm sóc, chủ động nguồn thức ăn tự nhiên nên tỷ lệ cá nở cao (85 - 90%) và tỷ lệ nuôi cá bột đến xuất bán con giống có tỷ lệ hao hụt thấp, con giống đạt chất lượng ổn định, đồng đều khi xuất bán hay chuyển nuôi thương phẩm.

c1.png

Theo anh Giàu, sau 7 tháng nuôi, cá chạch lấu thương phẩm đã có thể xuất bán, với giá dao động từ 200.000 - 300.000 đồng đang đem lại thu nhập khá cho gia đình. Ảnh: Trần Trung.

Theo anh Giàu, cá chạch lấu thương phẩm sau 7 tháng nuôi đạt trọng lượng 250 - 300 g/con với giá trên 200.000 đồng/kg. Cá có thời gian nuôi càng dài thì trọng lượng càng lớn và giá bán cao hơn. Đây được xem là ưu điểm của mô hình nuôi cá chạch lấu bởi hạn chế được tác động của thị trường. Khi thị trường khan hiếm có thể nuôi thúc cá lớn nhanh để bán được giá cao, khi thị trường bị “dội chợ” vẫn có cá neo lại chờ tăng giá, tránh cung vượt cầu.

“Do tỷ lệ hao hụt thấp (chỉ khoảng 2%), mỗi vụ nuôi tôi thu hoạch khoảng 40 tấn cá, mang lại khoản lợi nhuận hàng tỷ đồng sau khi đã trừ chi phí. So với các loại thủy sản khác thì cá trạch lấu như loài hải sản vua”, anh Giàu tiết lộ.

Hiện anh Giàu đã thành công với mô hình cá chạch lấu sinh sản nhân tạo với số lượng lớn (vài trăm ngàn con/đợt). Nguồn cá giống anh để nuôi thương phẩm cũng được anh nuôi trên diện tích khoảng 1.400m2. Cuối năm 2021 vừa qua, anh Giàu đã mở rộng thêm khoảng 2.000m2 ao nổi và bể ương cá bột để mở rộng quy mô sản lượng cá thương phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
"Trang trại cá của anh Giàu được xem là mô hình nuôi sinh sản nhân tạo cá chạch lấu với quy mô lớn đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, góp phần giải quyết nhu cầu con giống cho các hộ nuôi có nhu cầu tại các địa phương và khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên… Hiện Trung tâm đang xem xét đưa mô hình này làm điểm để xây dựng dự án Khuyến nông Quốc gia nhằm đưa loại thủy sản này trở thành chủ lực của đất Tây Ninh", ông Hà Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh khẳng định.

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.