Đảm bảo an toàn cho thủy sản mùa mưa lũ
Miền Trung đang mùa mưa lũ, là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại trên thủy sản nuôi.
Nguy cơ cao thay đổi môi trường và dịch bệnh
Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 3.320ha diện tích nuôi thủy sản, trong đó, diện tích nuôi tôm 1.117ha. Sản lượng thu hoạch 9 tháng đầu năm 2021 đạt gần 6.650 tấn, trong đó nuôi tôm đạt trên 3.830 tấn, chiếm gần 58% tổng sản lượng thủy sản nuôi.
Dù có giá trị kinh tế cao nhưng tôm là loại thủy sản rất nhạy cảm với thời tiết. Vào mùa mưa bão, các yêu tố môi trường trong ao nuôi như độ pH, độ mặn… trong nước thay đổi làm tôm nuôi dễ bị sốc, tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy phát triển mạnh.
Người nuôi trồng thủy sản Quảng Trị luôn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh do môi trường nuôi bị thay đổi trong mùa mưa lũ. Ảnh: Công Điền.
Để đảm bảo điều kiện an toàn cho nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão 2021, thời gian qua ngành nông nghiệp và các địa phương ở Quảng Trị đã khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh áp dụng công nghệ và chủ động các biện pháp ứng phó với thời tiết cực đoan.
Với diện tích gần 4 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, thời điểm này, ông Trần Văn Thu ở tại thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang tập trung thu hoạch những ao nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm. Chỉ để lại một số ao nuôi có khả năng vượt lũ để thu hoạch vào dịp cuối năm.
Theo ông Thu, nuôi tôm vụ trái giá bán cao hơn nhiều so với vụ chính. Tuy nhiên, ngoài rủi ro do dịch bệnh, người nuôi tôm còn phải đối mặt với ảnh hưởng do thiên tai, nhất là mưa bão.
Rút kinh nghiệm các đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2020 làm toàn bộ các ao nuôi của ông bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hơn 600 triệu đồng, bước vào mùa mưa lũ năm nay, ngoài gia cố lại hệ thống đê bao, ông còn tiến hành rào lưới toàn bộ những ao nuôi dự kiến nuôi vụ trái. Chuẩn bị sẵn sàng bao cát, cọc tre, máy bơm nước, lắp đặt thêm hệ thống máy sục khí, máy quạt nước, dự trữ sẵn nước mặn… đề phòng trường hợp nước lũ dâng cao.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi của tôm; kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn… trong nước ao nuôi để điều chỉnh cho phù hợp. Duy trì các dàn quạt nước thường xuyên hoạt động để tạo dòng chảy tránh phân tầng nước, đồng thời cung cấp ôxy hòa tan đảm bảo cho tôm nuôi phát triển tốt.
Hiện nay, nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi tôm trong nhà lưới, nhà màng, giúp chủ động kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường nuôi cũng như dịch bệnh trong mùa mưa lũ. Ảnh: Công Điền.
Khác với nuôi tôm ở vùng triều, thời điểm này các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mới bắt đầu bước vào vụ nuôi chính.
Vụ nuôi tôm năm nay, ông Lê Văn Toàn ở tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh thả nuôi hơn 2ha tôm thẻ chân trắng theo quy trình 2 giai đoạn. Theo ông Toàn, phương pháp nuôi tôm truyền thống trước đây có hạn chế là tôm dễ bị ảnh hưởng do thiên tai, mưa lớn; dễ xảy ra dịch bệnh do không kiểm soát được nguồn nước, chất thải từ thức ăn, các yếu tố môi trường thay đổi. Vì vậy bắt đầu từ năm 2019, ông đã chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm theo quy trình 2 giai đoạn bằng bể tròn.
Trong đó, ông đã đầu tư các bể tròn nổi và hệ thống nhà lưới che phủ các bể nuôi. Với cách làm này, tôm nuôi vẫn sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp, mưa nhiều. Nhờ vậy, những vụ nuôi gần đây rất hiệu quả, tôm phát triển tốt, trọng lượng lớn, kích cỡ đồng đều.
“Để sẵn sàng cho mùa mưa bão năm nay, hiện tại tôi đã hoàn thành việc tu sửa hệ thống máy sục khí, máy phát điện, lắp đặt thêm các ống xả nước tầng mặt, gia cố lại mái che đủ sức chống chịu với gió mạnh”, ông Toàn cho hay.
Thu hoạch trước mùa mưa bão
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Trị, các mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi theo quy trình 2, 3 giai đoạn, nuôi công nghệ Biofloc, nuôi trong nhà màng, nhà kính… đã được người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao và hạn chế được ảnh hưởng của thời tiết.
Các hộ nuôi có thủy sản đã tới kỳ thu hoạch, cần thu hoạch trước mùa mưa bão để đảm bảo an toàn. Ảnh: Công Điền.
Để chủ động ứng phó với tác động trong mùa mưa bão, Chi cục Thủy sản khuyến cáo người dân cần thu hoạch ngay đối với những diện tích nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm. Cùng với đó, các hộ nuôi tôm cần tập trung gia cố, tu sửa bờ ao, cống lấy nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở do mưa lũ làm thất thoát sản phẩm; nạo vét, khơi thông kênh mương đảm bảo thoát nước tốt khi xảy ra mưa lũ; thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch trước khi lũ lụt xảy ra.
Người nuôi phải có kế hoạch điều tiết nước để hạn chế hiện tượng giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi tôm; có các biện pháp phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn của tôm… Tuân thủ nghiêm yêu cầu sơ tán người lao động về nơi trú ẩn an toàn của địa phương, đảm bảo không có thiệt hại về người khi xảy ra thiên tai.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Trị cho biết, thời gian qua, đơn vị thường xuyên khuyến cáo các biện pháp bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa mưa bão; thực hiện việc quan trắc và thông báo định kỳ 2 lần/tháng về các thông số môi trường, hàm lượng vi khuẩn… trong nguồn nước của một số vùng nuôi trọng điểm để các hộ nuôi kịp thời xử lý khi có bất thường xảy ra.
Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Quảng Trị đề nghị các hộ nuôi cần khẩn trương thu hoạch thủy sản nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm để hạn chế thiệt hại do mưa bão, lũ lụt gây ra.
Hiện nay, Quảng Trị đã triển khai nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát 2 giai đoạn, giảm rất nhiều nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng của môi trường. Ảnh: CĐ.
Đối với những ao nuôi có khả năng vượt lũ, cần gia cố lại bờ ao chắc chắn đủ khả năng chống chịu với mưa lũ lớn. Đặt ống xả tràn để thoát nước khi mưa lũ kéo dài và khi mực nước trong ao quá lớn; đặt lưới chắn xung quanh ao nhằm giảm thất thoát khi mưa lũ kéo dài.
Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ cọc tre, lưới, đăng chắn, máy phát điện, phao cứu sinh… để chủ động gia số, sửa chữa ao nuôi khi có tình hống xấu xảy ra.
Đối với nuôi lồng bè, cần chủ động gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển lồng nuôi vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão gây hư hỏng lồng. Bố trí neo đậu phải tuân thủ nghiêm các yêu cầu phòng chống lụt bão của cơ quan quản lý địa phương. Tuyệt đối không để người ở lại trên lồng bè khi có mưa bão xảy ra.
Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay diễn biến phức tạp, có khả năng xuất hiện những cơn mưa lớn, kéo dài làm thay đổi các yếu tố môi trường, làm động vật thủy sản giảm sức đề kháng và mẫn cảm hơn với các tác nhân gây bệnh có sẵn trong nước như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Do vậy, nông dân cần khẩn trương thu hoạch thủy sản nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm để hạn chế thiệt hại do mưa bão, lũ lụt gây ra.
|
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận