Giá phân bón lập đỉnh mới

Giá phân bón giao dịch trên thị trường thế giới tiếp tục tăng nóng trong những ngày gần đây, trong đó nhiều mặt hàng đã thiết lập đỉnh lịch sử.

xuat-hang-npk-phu-my-114417_48.jpg

Giá phân bón trên thị trường thế giới được sự báo tiếp tục tăng trong thời ian tới, từ đó tạo áp lực rất lớn tới thị trường phân bón Việt Nam. Ảnh: DPM.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động sản xuất phân bón ở nhiều nước. Giá nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển tăng kỷ lục khiến giá phân bón trên toàn cầu "nóng hầm hập" trong những tháng qua và hiện đã ghi nhận các mốc giá đỉnh mới.

Theo các bản tin của Argus và Fertecon, những công ty dự báo, phân tích thị trường uy tín quốc tế, trong tuần từ 18/6 - 24/6, nguồn cung urê trên toàn thế giới vẫn trong tình trạng khan hiếm, giá tiếp tục tăng. Giá FOB urê tại Biển Đen đã tăng lên mức 420 - 435 USD/tấn, mức cao nhất từ năm 2013 đến nay.

Tại Trung Quốc, giá urê hiện giao dịch xung quanh 435 - 445 USD/tấn; Trung Đông 450 - 460 USD/tấn. Công ty PIH (Indonesia) vừa chốt lô hàng cho Koch với giá là 458 USD/tấn và thông tin gần nhất là gói thầu ngày 24/6 của Ấn Độ cho lô hàng hơn 1,8 triệu tấn urê có giá chào thấp nhất lên đến 505 USD/tấn CFR.

Trong tháng 7 tới, nguồn cung từ các nước sản xuất urê lớn được dự báo tiếp tục giảm do nhiều nhà máy tiến hành bảo dưỡng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc dừng việc chào giá khiến giá urê khả năng bị đẩy lên cao. Thậm chí, trên thế giới các đơn hàng tháng 8 đang được chào với giá 470 - 480 USD/tấn FOB.

Cùng với urê, giá kali thế giới cũng tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và biến động địa chính trị tại một số nước xuất khẩu kali, một số nhà phân phối lớn đã ngưng việc chào giá. Việc EU dự kiến áp lệnh trừng phạt đối với hàng kali nhập khẩu từ Belarus tiếp tục khiến giá mặt hàng này leo thang, việc giao các đơn hàng kali cũng không được đảm bảo do thiếu hụt phương tiện vận tải.

Tại Đông Nam Á, giá chào mua kali hiện là 400 USD/tấn CFR cho hàng bột tiêu chuẩn (standard mop), tại Tây Bắc châu Âu kali tăng lên mức 430 - 450 USD/tấn CFR; Brazil là 500 - 550 USD/tấn CFR.

z2577896009863_f8c22bf58bb0ac7ed6ad140a447a94b6-1-114523_589.jpg

Các sản phẩm phân bón có gốc phosphate trên thị trường thế giới tăng cao nhất trong thời gian vừa qua do lo ngại Trung Quốc áp thuế xuất khẩu. Ảnh: DDV.

Tuy nhiên, các sản phẩm phân bón có gốc phosphate, bao gồm DAP và MAP là mặt hàng tăng mạnh nhất trong những tháng qua do lo ngại việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu cùng nhu cầu tăng mạnh tại Ấn Độ đã khiến giá DAP ở nước này vẫn tiếp tục cao ở mức 590 USD/tấn CFR.

Giá MAP tại thị trường Brazil hôm nay chào bán ở mức 753 - 758 USD/tấn CFR. Dự báo, giá phosphate sẽ tiếp tục tăng tại 1 số thị trường như DAP Trung Quốc đã chào giá các lô hàng trong tháng 7 với giá cao hơn tháng 6 và nhiều nhà cung cấp tạm thời chưa chào giá hàng giao tháng 8.

Với các mặt hàng NPK, giá NPK 15-15-15 Baltic/Biển Đen hiện đang giao dịch ở mức 370 - 445 USD/tấn FOB, Ma Rốc 415 - 430 USD/tấn; NPK 16-16-16 Baltic/Biển Đen 370 - 455 USD/tấn FOB. Các mức giá này đều tăng so với 1-2 tuần trước. Một số nhà sản xuất thậm chí dừng bán hàng để theo dõi động thái thị trường hoặc bán nguyên liệu tồn kho để chốt lợi nhuận thay vì sản xuất NPK. Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào chưa có dấu hiệu chững lại, áp lực tăng giá của phân bón NPK trong tháng 7 tiếp tục gia tăng.

Như vậy, nhìn toàn cảnh từ nhu cầu tăng cao đến các yếu tố đầu vào sản xuất, vận chuyển giá các loại phân bón trên thế giới dự báo trong tháng 7 vẫn tiếp tục tăng nóng và thậm chí khó có thể hạ nhiệt trong năm nay.

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...