Giá phân bón tăng “nóng”, nông dân khó khăn sản xuất: Nên dừng xuất khẩu

Thời gian qua, giá phân bón trong nước tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người nông dân. Trong bối cảnh giá phân bón tăng quá “nóng”, nhiều nông dân e dè việc đầu tư sản xuất

Còn nhiều ý kiến cho rằng, nên chăng các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần ưu tiên cho tiêu dùng trong nước hơn là xuất khẩu...

Nông dân thu hẹp diện tích sản xuất do giá phân bón tăng
Vụ mùa 2021, gia đình bà Trần Thị Hòa (ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) gieo trồng 7 sào lúa. Tuy nhiên từ đầu năm tới nay giá phân bón liên tục tăng cao nên đã làm đội chi phí sản xuất.

Theo tính toán của bà Hòa, chi phí cho sản xuất 1 sào lúa hiện nay ở mức khá cao, lên đến trên 700.000 đồng, gồm công làm đất, giống, cấy (chủ yếu là thuê), phân bón, thu hoạch, thuốc bảo vệ thực vật. 

Chỉ tính riêng đầu tư cho phân bón các loại đã lên tới 300.000 đồng, chiếm 48% chi phí. Như vậy, 1 sào lúa cho năng suất 2 tạ thóc, chi phí đầu tư chiếm đến 50% (tính theo giá thóc chất lượng).

base64-16255719586371738841278.png

Sản xuất phân bón tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ). Ảnh: Minh Ngọc

"Giá phân bón tăng cao làm chi phí sản xuất trên đồng ruộng đội lên rất nhiều. Với diện tích ruộng của gia đình, nếu bón đủ các loại phân (bón lót, bón thúc các đợt) sẽ phải bỏ thêm khoảng 300.000 đồng, tương đương với 0,5 tạ thóc. Chi phí cao như hiện nay, sản xuất không khéo, gặp thời tiết bất thuận hay dịch hại nhiều rất dễ thua lỗ" - bà Hòa chia sẻ.

Tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội), nông dân Đăng Duy Cương cho biết, chưa năm nào người trồng hoa lại gặp khó khăn như năm nay. 

Để giải quyết vấn đề giá phân bón tăng cao, Cục BVTV đã có văn bản hướng dẫn, khuyến cáo nông dân căn cứ vào tính chất cây trồng, mùa vụ để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhất theo nguyên tắc "5 đúng".

Ngoài bị tác động bởi dịch Covid-19, khó tiêu thụ hoa, thì nay giá phân bón tăng cao khiến chi phí đầu tư cho hơn 1 mẫu hoa đội lên từ 10 - 30% so với năm trước. Để có tiền mua phân cho hơn 1 mẫu hoa, ông Cương đã phải vay nợ mới, trong khi nợ cũ chưa trả hết.

Cách ruộng hoa nhà ông Cương không xa, gia đình chị Nguyễn Thị Bằng cũng lo lắng chẳng kém, giá phân bón tăng cao buộc phải thu hẹp diện tích hơn 2 mẫu trồng hoa để chuyển sang trồng rau màu, trong khi vụ hoa tết vừa rồi thất thu do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Chị Bằng nói: "Mong sao giá phân bón nhanh chóng bình ổn để chúng tôi có thể tiếp tục duy trì sản xuất. Nếu cứ cố đầu tư thì chi phí bị đội lên, trong khi thị trường bị đứt gãy, hoa tiêu thụ chậm, thua lỗ sẽ là điều chắc chắn".

Doanh nghiệp tăng sản lượng để kìm giá phân bón

phan-bon-1-1625483304308890893345.jpg

Nông dân xã Tam Phước, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) bón phân kali kết hợp urê cho cây lúa. (Ảnh: Báo BRVT).

Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá phân bón, nhất là giá phân bón DAP, phân đạm ure đã tăng khá cao. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, giá DAP tháng 4/2021 tăng 54% so với tháng 9/2020.

Tại Việt Nam, trong quý I/2021, giá bán các mặt hàng phân bón trong nước vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với giá thế giới.

 Tuy nhiên, từ đầu tháng 4/2021 đến nay, mặt bằng giá phân bón tại Việt Nam cũng điều chỉnh tăng theo quy luật thị trường thế giới. 

Hơn nữa, theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6/2021 cũng tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, kali tăng 45%...

 Tại buổi làm việc mới đây của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) với các doanh nghiệp như: Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau và những doanh nghiệp lớn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp cho biết đã tăng sản lượng sản xuất phân bón trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt một số loại phân bón có sản lượng tăng từ 15-30%. Về vấn đề để giảm giá bán phân bón, hiện nay, chỉ tính giá của vật tư nhập đầu vào tăng theo giá trị trường để kiềm chế giá.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV cho biết, nguyên nhân dẫn đến giá phân bón tăng cao do chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào đối với phân bón tăng rất mạnh, ví dụ như: Amoniac, lưu huỳnh… đều tăng từ 50-120% so với cùng kỳ của năm 2020 và so với nhiều năm trước đây.

"Giá nguyên liệu tăng rất mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến giá phân bón tăng lên. Tiếp đến phải kể đến việc khâu logistic bị đứt gãy nhiều công đoạn và các chi phí liên quan đến logistic tăng rất cao, trong đó có thể kể đến cước phí vận chuyển, tăng từ 3-5 lần, điều này đã tác động đến giá thành vật tư cho sản xuất phân bón" - ông Hoàng Trung phân tích.

"Cần ưu tiên thị trường trong nước"
Điểm đáng lưu ý, trong khi giá phân bón trong nước tăng cao thì trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tăng gần 50% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục như vậy.

Quan trọng là chuyển đổi tư duy sản xuất

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh giá phân bón tăng quá cao, việc chúng ta cần làm là thay đổi tư duy của người sản xuất, hướng đến những mô hình canh tác an toàn và tiết kiệm. Bộ trưởng nêu ví dụ: Một chị nông dân trồng cà phê, khi giá phân bón vô cơ tăng cao đã mạnh dạn chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ, vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao chất lượng cà phê, giá bán lại cao hơn.

"Việc giá phân bón tăng cao có thể thấy là theo xu thế chung, việc tăng công suất nhà máy có thể thực hiện được nhưng quan trọng là phải chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí" - ông Hoan nhìn nhận.

Các loại phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, chiếm 37% trong tổng lượng và 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước trong năm tháng đầu năm nay, đạt 214.136 tấn, tương đương 72,7 triệu USD.

Phân bón của Việt Nam cũng được xuất khẩu mạnh sang Malaysia với sản lượng đạt 41.293 tấn, tương đương 8,6 triệu USD, giá bình quân 208,2 USD/tấn. Xuất khẩu sang Lào đạt 24.330 tấn, tương đương 8,98 triệu USD...

Trước thực tế giá phân bón tăng đột biến những tháng đầu năm, giữa tháng 3/2021, Cục BVTV đã đề xuất nên xem xét việc tạm dừng xuất khẩu phân bón, đảm bảo ổn định sản xuất trong nước.

Được biết, năm 2008, Bộ NNPTNT có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị tạm dừng xuất khẩu phân bón trong tình hình giá phân bón trên thị trường thế giới ở mức cao và giá trong nước thấp hơn.

Năm 2010, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng kiến nghị tạm ngừng xuất khẩu phân bón để đảm bảo nguồn cung, tránh giá phân bón có thể tăng đột biến.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong 5 tháng đầu năm, sản lượng phân bón sản xuất của Việt Nam tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước việc giá phân bón trong nước tăng vọt, Cục đã họp với các doanh nghiệp lớn đề nghị tạm dừng xuất khẩu, phục vụ thị trường trong nước. Theo ông Trung, đến nay, các doanh nghiệp cơ bản đều bắt đầu ngừng hoạt động xuất khẩu.

Ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết thêm, từ đầu năm 2021 khi giá phân bón trong nước tăng cao, gây khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, Cục BVTV đã làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam tìm giải pháp bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn. 

Các doanh nghiệp đều cam kết nỗ lực tăng công suất và khẳng định đủ nguồn phân bón cung ứng cho sản xuất trong nước.

Thực tế, các doanh nghiệp lớn đều tăng đáng kể sản lượng phân bón, trong đó, urea, DAP tăng 15 -30%. Các doanh nghiệp cũng có chính sách giảm giá, giảm lượng xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu phân bón 6 tháng đầu năm chỉ là 218 triệu USD.

"Trong tình hình khó khăn như hiện nay, Cục BVTV cũng phối hợp với 15 doanh nghiệp ký chương trình phát triển phân bón hữu cơ, cùng với đội ngũ làm công tác khuyến nông hướng dẫn bà con sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ" - ông Dương cho hay.

 

 

Nguồn: https://danviet.vn/gia-phan-bon-tang-nong-nong-dan-kho-khan-san-xuatnen-dung-xuat-khau-2021070518131901.htm

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...