Giải pháp nào bảo tồn nguồn lợi hải sản trên biển?
Ngành chế biến thủy sản hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, với tinh thần chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định của Ủy ban châu Âu (IUU), để có thể bảo tồn nguồn lợi hải sản trên biển, tuân thủ quy tắc khai thác hải sản chung của quốc tế, Việt Nam đang hướng đến giảm khai thác, tăng nuôi trồng trên biển để phát triển bền vững.
Chế biến cá tra cắt khúc đông lạnh tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai) tại khu công nghiệp Vàm Cống, huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Tăng nuôi biển
Với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản, cả nước hiện có 620 nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, 415 nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các thị trường khó tính khác. Ngoài ra, cả nước có 3.000 cơ sở chế biến nhỏ tại các làng nghề truyền thống như phơi khô, làm mắm, đông lạnh, đồ hộp.
Các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt hơn 170 thị trường trên thế giới với đầy đủ các chủng loại sản phẩm hết sức phong phú như thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, đồ hộp; trong đó, nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng được những thị trường khó tính trên thế giới: Mỹ, EU, Nhật Bản. Các mặt hàng thủy sản chế biến của Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển, đặc biệt là với các thị trường khó tính, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc bảo tồn nguồn lợi hải sản, tạo điều kiện cho nuôi biển phát triển trong tương lai.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, để ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục giảm khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ, vùng lộng, tăng cường nuôi trồng thủy sản (nuôi biển), tập trung vào các khâu bảo quản, chế biến, giảm tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch để nâng chất lượng thủy sản và gia tăng giá trị.
Theo đó, định hướng sẽ giảm khai thác thủy hải sản từ 3,9 triệu tấn/năm xuống 2,8 triệu tấn; đồng thời, tăng cường nuôi biển. Để phục vụ cho chiến lược này, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nuôi biển, nhất là thu hút đầu tư nuôi biển công nghệ cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những chính sách ưu tiên nguồn lực đầu tư cho việc củng cố, xây dựng mới hệ thống hạ tầng phục vụ cho nuôi biển như phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến từ đó tạo ra các sản phẩm chủ lực có chất lượng, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Trong năm 2021 cũng như giai đoạn tới, chủ trương của ngành thủy sản Việt Nam là từng bước chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng và giảm số lượng tàu, tăng cường số tàu xa bờ và giảm tàu gần bờ để bảo vệ hệ sinh thái. Đồng thời, tăng cường được bảo tồn cả khu sinh thái và cả số lượng loài, tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị, hình thành các chuỗi liên kết, bảo toàn về chất lượng và phục vụ chế biến sâu…
Đáp ứng nguồn nguyên liệu
Bình Định có hơn 1.300 lồng nuôi cá nước lở ở trong đầm Thị Nại và các cửa sông. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Nuôi trồng thủy sản trên biển đang được các địa phương có biển thực hiện áp dụng để hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững. Thay vì khai thác, đánh bắt các loài như trước đây, nhiều nơi đã chuyển sang đầu tư công nghệ nuôi biển, đáp ứng nguồn nguyên liệu hải sản cho tiêu thụ trong nước, cũng như chế biến, xuất khẩu.
Theo Tổng cục thủy sản, năm 2020, nuôi biển nước ta tiếp tục có sự tăng trưởng tốt. Diện tích nuôi biển đạt 260.000 ha và 7,5 triệu m3 lồng, sản lượng đạt trên 600.000 tấn; trong đó, cá biển 8.700 ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38.000 tấn, nhuyễn thể 54.500 ha, sản lượng 375.000 tấn, tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, sản lượng 2.100 tấn; rong biển 10.150 ha, sản lượng 120.000 tấn, còn lại là cua biển và các loài nuôi khác.
Điển hình là tỉnh Kiên Giang đang tập trung phát triển kinh tế biển, phát huy lợi thế về các vịnh, đảo để phát triển nghề nuôi biển, nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, phạm vi nuôi biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được phân chia thành 2 vùng: vùng hải đảo bao gồm huyện Kiên Hải, thành phố Phú Quốc, xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên và các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương; vùng ven biển, bao gồm các xã, phường ven biển thuộc các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Hà Tiên.
Để thực hiện chiến lược nuôi biển bền vững, UBND tỉnh Kiên Giang đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào các dự án phát triển nuôi biển của tỉnh Kiên Giang; trong đó, Tập đoàn Mavin đã nghiên cứu việc triển khai dự án nuôi cá biển quy mô lớn, ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại để sản xuất các loại cá biển chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, dự án của Tập đoàn Mavin tại tỉnh Kiên Giang có tổng vốn đầu tư là 30 triệu USD, triển khai trên diện tích 2.000 ha mặt nước biển, với sản phẩm nuôi trồng là các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá vược, cá song, cá chim vây vàng... Sản lượng khi vào vận hành ổn định có thể sản xuất 30 nghìn tấn cá biển các loại mỗi năm. Đây là dự án nuôi biển phục vụ xuất khẩu, nên Tập đoàn Mavin cũng đặc biệt chú trọng vào việc kiểm soát môi trường nuôi và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài nuôi biển, tỉnh Kiên Giang còn đẩy mạnh phát triển mạnh nghề nuôi tôm nước lợ vùng ven biển. Đến nay, đã hình thành hai vùng nuôi tập trung, gồm: nuôi luân canh tôm - lúa, nuôi tôm quảng canh ở các huyện vùng U Minh Thượng và nuôi thâm canh công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tập đoàn, công ty nuôi trồng thủy sản lớn như: Minh Phú, Trung Sơn, BIM - Hạ Long, Thông Thuận… đã chọn Kiên Giang để đầu tư nuôi tôm với diện tích lên đến hàng ngàn ha.
Để đảm bảo môi trường nuôi biển an toàn, thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nuôi biển, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Minh Phú (thuộc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) thực hiện dự án hệ thống cấp nước biển cho vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, toàn tỉnh có 7.500 lồng nuôi cá biển, 900 lồng nuôi thủy sản biển, tổng sản lượng đạt được khoảng hơn 135.000 tấn. Đến năm 2030 số lượng lồng nuôi cá đạt 14.000 lồng, 2.100 lồng nuôi thủy sản và tổng sản lượng nuôi biển đạt hơn 200.000 tấn. Tổng sản lượng này có thể thay thế cho nguồn hải sản khai thác được định hướng giảm trong thời gian tới.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/giai-phap-nao-bao-ton-nguon-loi-hai-san-tren-bien-20210620112238649.htm
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận