Giải pháp xử lý đất bằng chất cải tạo SEA cho vườn cây ăn trái
Nhờ sử dụng SEA, vườn sầu riêng của ông Phương xanh tốt, ít sâu bệnh, đồng nghĩa giảm công chăm sóc, từ đó giúp tiết kiệm chi phí đầu tư.
Vườn sầu riêng của ông Võ Duy Phương xanh tốt nhờ sử dụng SEA. Ảnh: Tấn Sỹ.
Ông Võ Duy Phương, ở huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng, một trong những nông dân trồng sầu riêng ở khu vực này sử dụng sản phẩm sinh học chất cải tạo đất SEA của Công ty Nguyễn Thanh Hải đem lại kết quả tốt cho vườn cây ăn trái. Từ niềm vui đó, ông Phương mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng SEA trong canh tác sầu riêng cho nhiều bà con khác trong huyện.
Ông Phương cho biết, gia đình ông bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2017 trên vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng và nắng nóng. Do vậy phải dùng phân hóa học và thuốc BVTV rất nhiều, nhưng không hiệu quả, tỷ lệ chết cây con nhiều, cây lại còn bị ngộ độc phèn.
Cuối năm 2017, ông Phương tình cờ gặp anh Lê Tấn Sỹ, người phụ trách tư vấn sử dụng chất cải tạo đất SEA trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Lúc đầu, gia đình ông chưa tin tưởng sản phẩm SEA cho lắm, chỉ bỏ tiền mua SEA về làm thử nghiệm cho 60 cây sầu riêng trong vườn xem kết quả như thế nào.
Sau khi ông Phương tìm hiểu thông tin trên báo đài và mạng xã hội thấy nhiều nông dân ở khắp nơi trong nước đã có sử dụng SEA đều đánh giá cao về mặt hiệu quả vì giúp cây mau phục hồi nhanh khi cây bị ảnh hưởng thời tiết khô hạn, còn tạo đất tơi xớp, cây ra chồi khỏe và giảm sâu bệnh tấn công
Nhưng điều khiến ông Phương tâm đắc nhất, sử dụng sản phẩm SEA trước mắt bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cộng đồng xã hội và cuối cùng cho ra sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Từ đó giúp ông Phương tin tưởng sản phẩm và đi ra đại lý gần nhà tìm mua SEA về sử dụng cho vườn sầu riêng của nhà mình.
Thông thường, với loại SEA can 5 lít, ông Phương pha với 200 lít nước, bình quân tưới 1 lít phân sinh học vào gốc sầu riêng. Cách nhau 30 ngày tiến hành tưới đợt 2, liều lượng 1 lít SEA đã pha sẳn vào từng gốc, khi cây bắt đầu thay lá tiếp tục tăng cường tưới 1 lít SEA đã pha sẳn vào gốc lần 3. Khi cây thấy xanh tốt nên định kỳ cách nhau 3,5 tháng tưới SEA một lần, cũng với tỷ lệ 1 lít SEA pha sẵn/gốc, bên cạnh đó kết hợp bón phân hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng cho đất.
Ông Phương vui mừng chia sẻ thêm, từ khi tiến hành 3-4 lần tưới SEA vào vườn sầu riêng và kết hợp phun trên lá, vườn cây của ông đã thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, màu sắc của lá sầu riêng và thân cây không còn đen như trước đây nữa, chồi mầm ngọn phát triển nhanh và rễ trắng bắt đầu mọc ra nhiều hơn và rất khỏe.
SEA đã làm thay đổi đất từ khô, cứng, sét…khi đào đất lên kiểm tra thấy chỗ đất này tơi xốp, cảm nhận đất màu mỡ và xuất hiện nhiều con trùn sống trong đất. Ảnh: Tấn Sỹ.
Từ hiệu quả mang lại của SEA, ông Phương quyết định sử dụng SEA cho cả vườn với diện tích là 4ha sầu riêng còn lại. Đến nay, vườn sầu riêng của ông Phương xanh tốt và ít sâu bệnh và đồng nghĩa vườn ít sâu bệnh, giảm công chăm sóc từ đó có thể tiết kiệm chi phí đầu tư. Do sử dụng phân thuốc sinh học giúp cây rất khỏe nên 4ha sầu riêng của ông bắt đầu làm bông sớm hơn vài tháng so với các vườn khác và dự kiến sẽ cho trái vào dịp tết.
Theo cách nghĩ của ông Phương, sau khi sử dụng chất cải tạo đất SEA nhiều năm, đúc kết kinh nghiệm khi sử dụng SEA làm thay đổi độ pH trong đất theo hướng trung tính, cây trồng hấp thu được dinh dưỡng khi bón phân. Do qua thực tế thấy cây xanh, khỏe hơn rất nhiều so với các vườn khác có sử dụng phân thuốc hóa học. Cái hay của SEA đã làm thay đổi đất từ khô, cứng, sét… khi đào đất lên kiểm tra thấy chỗ đất này tơi xốp, cảm nhận đất màu mỡ và xuất hiện nhiều con trùn sống trong đất.
Sau khi dùng SEA đất tốt, cây khỏe, ông Phương thấy nấm bệnh không gây hại, hạn chế sâu rầy dần. Nên việc dùng phân hóa học đã giảm nhiều và chuyển sang dùng phân hữu cơ, còn thuốc BVTV gần như là không dùng.
“Lâu nay nông dân mình làm nông nghiệp chỉ nhìn cây trồng, quan tâm đến cây, chứ không nhớ và quan tâm đến đất. Sau khi sử dụng chất cải tạo đất SEA đã cho tôi cái nhìn thiết thực này, đó là đất, tầm quan trọng của đất và là nền tảng của cây trồng” Ông Võ Duy Phương bộc bạch.
Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý
Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.
Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr
Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.
Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử
Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.
Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".
Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC
Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.
'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP
Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.
Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao
Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.
Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó
Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.
Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL
Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.
Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng
Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...
Bình luận