Hiệu quả phân sinh học WEHG trồng cam hữu cơ

Nhờ trồng theo quy trình hướng hữu cơ, vườn cam sành của anh Hải giảm được chi phí từ 25 - 30% so với sản xuất, tăng năng suất vườn cam từ 20 - 25%.

watermark_anh-3-1319_20211121_233-173814.jpeg

Vườn cam của anh Bùi Văn Hải trái sai trĩu. Ảnh: Gia Phú.

Nhiều năm nay, anh Bùi Văn Hải ở ấp Hiếu Xuân, xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã không chọn hướng đi truyền thống sử dụng các loại phân thuốc hóa học cho vườn cam sành của gia đình mình. Thay vào đó, anh Hải sử dụng phân sinh học WEHG kết hợp với phân hữu cơ để tăng chất mùn, giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất. Năm nào, vườn cam sành của anh Hải cũng luôn cho năng suất cao, bán được giá tốt.

Anh Hải cho biết, từ năm 2015, thấy sản xuất lúa không còn hiệu quả, nên anh quyết tâm chuyển đổi 5 ha lúa lên vườn trồng cam sành theo hướng hữu cơ. Phương châm của anh Hải là hệ vi sinh vật trong đất trồng được xác định yếu tốt quan trọng nhất giúp đất tốt, cây phát triển khỏe mạnh. Cây khỏe tức là mẹ khỏe, mà mẹ khỏe thì sẽ sinh nhiều con, nhiều trái, đẹp, đều và ngon ngọt.

Do đó, các phương thức canh tác của anh đều chú trọng đến việc cải tạo và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đất, tuyệt đối không sử dụng phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, vừa gây thoái hóa, bạc màu đất trồng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

watermark_ad60ddd0c0890bd75298-1319_20211121_608-173820.jpeg

Trồng cam sành hướng hữu cơ giúp giảm chi phí từ 25-30% so với sản xuất truyền thống sử dụng phân thuốc hóa học. Ảnh: Gia Phú.

Nhờ biết đến sản phẩm WEHG qua thông tin báo đài, nhiều năm qua, vườn cam của anh sử dụng WEHG kết hợp phân hữu cơ giúp vườn cam của anh luôn ít bệnh, cây khỏe, cho trái sai trĩu. Nhờ trồng theo quy trình hướng hữu cơ, vườn cam sành của anh Hải đã giảm được chi phí từ 25 - 30% so với sản xuất truyền thống sử dụng phân thuốc hóa học và tăng năng suất vườn cam từ 20 - 25%.

Để tăng hiệu quả hơn cho cây cam, thay vì bán cam vào mùa thuận giá thường thấp mà đầu ra lại khó nên 3 năm nay, anh Hải xử lý cam cho trái mùa từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, giá bán giá luôn cao, từ 15.000 - 25.000 đồng/kg (tùy loại), tăng gấp đôi so với vụ thuận.

Vườn cam của anh Hải luôn có trái quanh năm theo luân phiên. Theo anh Hải, cam sành tương đối dễ trồng, không tốn nhiều công sức, chi phí cũng không cao. Mỗi gốc cam khi trồng đến 18 tháng tuổi là có thể thu hoạch lứa đầu tiên, thời gian cây cho trái hiệu quả nhất từ 3 - 5 năm tuổi. 

Bình quân 5 ha trồng cam, anh Hải đạt doanh thu hơn 3 tỷ đồng/năm, sau khi trừ hết chi phí anh lãi gần 2 tỷ đồng.  

Để trồng cam sành hữu cơ hiệu quả và thành công, anh Hải chia sẻ bí quyết: Trước khi trồng cam nên sử dụng phân sinh học WEHG và kết hợp với phân chuồng hoai mục để cải tạo đất. Sau đó đắp mô cao, thường khoảng 50 - 60cm, bón phân chuồng hoai mục vào hố trồng sau khi đã phối trộn đều với nhau và tiến hành phun WEHG.

Pha 1 lít phân WEHG với 60 lít nước, phun đều mỗi hố trồng 1 lít sau khi đã tưới nước. Thời gian xuống giống từ 2 - 3 ngày sau khi phun WEHG. Sau khi trồng khoảng 2 tháng, phun gốc 1 lần, liều lượng ½ lít WEHG đã pha. Khi cây được 1 năm tuổi, phun mỗi gốc 1 lít WEHG đã pha, thời gian 3 tháng phun 1 lần.

watermark_dscn4546-1319_20211121_927-173821.jpeg

Nhờ sử dụng WEHG kết hợp phân hữu cơ nên vườn cam sành 5 ha của anh Hải mỗi năm lãi gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Gia Phú.

Còn phun lên lá, pha 1 lít phân WEHG với 150 lít nước phun theo định kỳ, nhưng lưu ý phun trước khi cây cam ra hoa hoặc phun sau khi cây đậu trái, sau đó phun 15 ngày 1 lần, phun từ 5 -  6 lần thì kết thúc.

Ở giai đoạn cây cam trưởng thành bắt đầu cho trái, cần chăm sóc tích cực hơn, phun phân sinh học WEHG đúng quy trình để ngăn ngừa nấm bệnh, cũng như giúp cây có sức đề kháng tốt để tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, cần bón phân chuồng hoai mục đủ lượng theo từng năm tuổi của cây, giúp cho cây phát triển bền vững.

Trường hợp cây cam bị vàng lá thối rễ do tuyến trùng tấn công, pha 1 lít phân WEHG với 60 lít nước, phun đều mỗi gốc cam từ 4-8 lít WEHG đã pha sẵn. Thời gian 7 ngày phun 1 lần, phun 3 - 4 lần thì kết thúc.

Lưu ý, khi sử dụng WEHG không pha chung với các loại phân, thuốc khác. Khuấy ngược chiều kim đồng hồ khi pha nước. Không pha với nước có độ phèn cao, nước nhiễm mặn. Phun phân lúc trời mát, tránh mưa sẽ đem lại kết quả cao.

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...