Hòa Bình: Nuôi loài cá nhiều nơi suýt tuyệt chủng, nhà giàu, khách sành ăn đang săn lùng
Từ xa xưa, cá dầm xanh được coi như "cá tiến vua”, là đặc sản của vùng đất Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón.
Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) duy trì, mở rộng diện tích ao cá. Nghề nuôi cá, trong đó có nuôi cá đặc sản, cá quý hiếm như cá dầm xanh đang từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Ao cá dầm xanh của ông Lường Văn An, xóm Củm, xã Vạn Mai (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đầu ra ổn định, cho thu nhập 60 - 70 triệu đồng/năm.
Hộ ông Lường Văn An, xóm Củm có 350 m2 ao cá. Ông cho biết: "Nhà tôi nuôi cá dầm xanh gần 10 năm nay, giống cá này thích nghi tốt với môi trường nên sinh trưởng, phát triển mạnh. Từ khi nuôi cá dầm xanh chưa gặp thiệt hại gì đáng kể...".
Đúc kết kinh nghiệm nuôi cá dầm xanh nhiều năm, chăm sóc và theo dõi đàn cá thường xuyên nên đàn cá luôn khỏe mạnh, tư thương thường đặt mua từ sớm, đầu ra ổn định.
Ông An cho hay, cứ 3 năm gia đình ông xuất bán cá dầm xanh 1 lần, trung bình mỗi con từ 1,5 - 2 kg, giá bán cá dầm xanh từ 200 - 250.000 đồng/kg tùy trọng lượng. Tính ra mỗi năm aonuôi cá dầm xanh của gia đình ông đem lại thu nhập 60 - 70 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá dầm xanh, ông An cho biết: Việc thiết kế ao cá là quan trọng nhất trong xây dựng mô hình.
Cá dầm xanh là giống cá nước lạnh, quen sống trong môi trường tự nhiên, không thể nuôi được trong ao tù, dòng nước cần lưu chuyển liên tục.
Vì vậy cần thiết kế ao nuôi cá dầm xanh hợp lý từ cửa nhận nước và cửa xả nước. Địa bàn xã Vạn Mai có mạng lưới sông, suối rộng khắp, đặc biệt nước sông Mã, suối Sia, Mùn lưu lượng ổn định, mát lạnh, trong vắt là điều kiện thuận lợi để cá dầm xanh phát triển.
Cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, nhất là khí hậu lạnh của vùng núi đá Mai Châu.
Do đó, cá dầm xanh phù hợp để nhân rộng ra nhiều nơi, không chỉ trong địa bàn xã Vạn Mai mà còn cả những địa bàn lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự.
Cá dầm xanh được nuôi nhiều ở xóm Nghẹ, Lọng, Củm… với trên 80% hộ nuôi cá, tổng diện tích ao cá toàn xã 6,2 ha.
Chất lượng cá dầm nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ thị trường trong và ngoài tỉnh Hòa Bình bởi thịt cá đậm đà, hương vị thơm ngon.
Mặc dù cá dầm xanh nuôi trong ao nhưng thịt chắc không kém gì cá đánh bắt ở sông, suối. Cá dầm xanh nuôi lâu, trọng lượng lớn giá càng cao, con từ 3 - 3,5 kg giá dao động từ 250 - 300.000 đồng/kg.
Mô hình nuôi cá dầm xanh ở xã Vạn Mai đã có từ lâu, hộ nuôi ít từ 100 - 200 m2, hộ nhiều 500 - 1.000 m2 ao cá, đầu ra và giá ổn định, đầu vụ đã có nhiều tư thương đặt mua. Sản phẩm cá dầm xanh được tiêu thụ trong huyện và nhiều khách sạn, nhà hàng ở các thành phố lớn.
Đồng chí Vì Văn Truyền, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Mai (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) cho biết: "Việc duy trì, mở rộng diện tích, phát triển, nâng cao chất lượng cá được xã đưa vào nghị quyết phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương.
Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã đã triển khai các chương trình tín dụng, hỗ trợ vốn vay, mở lớp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về nuôi cá dầm xanh cho người dân, nhiều hộ có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.
Xã Vạn Mai đang có nhiều giải pháp nhân rộng mô hình nuôi cá dầm xanh một cách hiệu quả, tìm kiếm thị trường ổn định. Xã đang hướng tới xây dựng sản phẩm cá dầm xanh là sản phẩm OCOP, từng bước đưa cá dầm xanh trở thành đặc sản nổi bật của xã, huyện”. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã Vạn Mai đạt 32 triệu đồng/người/năm. |
Nguồn: Theo Báo Hòa Bình
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận