'Hồi sức' đặc sản cam Khe Mây bằng giải pháp hữu cơ

Sản xuất theo hướng hữu cơ là xu thế tất yếu để bảo vệ vùng cam đặc sản Khe Mây, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tránh khỏi việc thoái hóa sớm.

cam-khe-may-hk-2-1144_20211026_353-185802-1.jpeg

Lãnh đạo Hội nông dân, Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cùng Công ty Quế Lâm miền Trung tham quan, đánh giá mô hình sản xuất cam Khe Mây theo hướng hữu cơ. Ảnh: Thanh Nga. 

Hương Đô là một trong những “thủ phủ” sản xuất cam lớn nhất Hà Tĩnh với đặc sản cam Khe Mây. Hiện, toàn xã có 350 ha cam, trong đó 220 ha đang cho thu hoạch.

Tuy nhiên, do quy trình chăm sóc theo lối truyền thống, chủ yếu bằng phân chuồng chưa hoai mục, tiềm ẩn sâu bệnh hại, chất lượng quả kém. Nghiêm trọng hơn, việc khai thác triệt để, thiếu chăm sóc làm cho nhiều diện tích cam bắt đầu có biểu hiện suy thoái, chất đất bị tổn thương nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho rằng, vùng đất Khe Mây là đặc ân mà tự nhiên ban tặng cho người dân xã Hương Đô. Tuy nhiên, nếu khai thác một cách tận diệt, chẳng mấy chốc thương hiệu cam này chỉ còn trong dĩ vãng.

cam-khe-may-hk-5-1144_20211026_28-185803.jpeg

Việc sản xuất cam theo hướng hữu cơ là xu thế tất yếu để phát triển bền vững. Ảnh: Thanh Nga.

Anh Nguyễn Văn, thôn 1, xã Hương Đô có 600 gốc cam đã khai thác hơn 20 năm nay. Mỗi năm, vườn của anh thu hoạch đạt khoảng 6 – 7 tấn cam, đem lại cho gia đình anh cuộc sống khá ổn định.

Tuy nhiên, năng suất không ổn định. Gặp những năm thời tiết bất lợi, sâu bệnh nhiều thì cây cam cũng thiếu hụt nguồn thu.

Anh Văn cho biết, hằng năm, mỗi khi kết thúc mùa vụ, anh cũng thường tìm các loại phân bón hữu cơ hỗ trợ phục hồi đất, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, song vườn đã khai thác suốt 20 năm rồi nên sức phục hồi chậm hơn so với trước.

“Năm 2020, vì mưa lụt nên năng suất giảm hẳn. Chúng tôi đang tính phương án phục hồi số cây cho khai thác và thay thế dần các loại cây bị thoái hóa. Đúng lúc đó, vườn cây được Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung (Công ty Quế Lâm miền Trung) lựa chọn thực hiện mô hình sản xuất cam hữu cơ bằng phân bón vi sinh. Sau một chu kỳ chăm sóc, hiện những cây cam thoái hóa đang “hồi sinh” khá tốt”, anh Văn chia sẻ.

Tại vườn cam 3ha của hộ anh Nguyễn Văn Đồng, thôn 3, xã Hương Đô cũng đã có khoảng 500 gốc cam chanh bị già, thoái hóa, một số cây đã bị chết; còn 500/1.000 gốc đang cho thu hoạch.

cam-khe-may-hk-4-1144_20211026_158-185804.jpeg

Những cây cam bón phân hữu cơ vi sinh bước đầu tăng sản lượng khoảng 20% so với sản xuất truyền thống. Ảnh: Thanh Nga.

Năm 2021, Công ty Quế Lâm miền Trung hỗ trợ 100% phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học gia truyền Ông Lam và phân hữu cơ khoáng để gia đình anh “cứu” 40 gốc cam đang trên đà “chết dần chết mòn”. Quá trình sản xuất đã hạn chế phun thuốc trừ sâu, chỉ dùng thuốc BVTV thảo mộc và thuốc trừ sâu sinh học theo nguyên tắc “4 đúng”.

Toàn huyện Hương Khê phát triển được 2.028 ha cam các loại; trong đó, diện tích cho sản phẩm hơn 1.480 ha. Sản lượng năm 2021 ước đạt hơn 14.000 tấn, giá trị sản xuất 360 tỷ đồng.
“Bước đầu những gốc cam bón phân hữu cơ Quế Lâm bộ lá xanh, dày; quả to, ngọt hơn so với bón phân chuồng và các loại phân vi sinh khác. Năng suất quả tăng 20% so với trước. Điều quan trọng, đây là tín hiệu đáng mừng trong việc phục hồi, vảo vệ chất đất Khe Mây vốn đã bạc màu, hạn hán nặng”, anh Đồng nhấn mạnh.

Chủ vườn cam thông tin thêm, sắp tới anh tiếp tục sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh để bón trên toàn bộ diện tích, bởi giá thành cũng khá “mềm”, thích hợp để đầu tư lâu dài.

Hiện toàn bộ sản lượng cam sử dụng phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm đều được doanh nghiệp thu mua với giá từ 25.000 – 30.000đ/kg.

Lãnh đạo Công ty Quế Lâm miền Trung khẳng định, phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, trồng cam hữu cơ nói riêng là xu thế tất yếu trong bối cảnh đất đai ngày càng bạc màu, năng suất, chất lượng cây trồng sụt giảm, dư lượng thuốc BVTV trong nông sản tồn dư lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

cam-khe-may-hk-1-1144_20211026_362-185805.jpeg

Khe Mây là vùng cam đặc sản nức tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Tại hội thảo đầu bờ cam Khe Mây vào ngày 26/10, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Phan Kỳ chia sẻ, năm 2020 nhiều diện tích cam trên địa bàn rụng quả khiến người dân càng ngại đầu tư hơn.

Bà con chỉ tập trung chăm sóc cây 3 – 5 năm tuổi còn những cây từ 8 năm tuổi trở lên thì bỏ bê, khiến cam vốn đã già yếu lại càng kiệt quệ. Việc đầu tư các loại phân bón hữu cơ vi sinh như Quế Lâm đang hỗ trợ sẽ là tiền đề để cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng suất, chất lượng quả cam.

Lãnh đạo huyện Hương Khê kiến nghị Công ty Quế Lâm miền Trung tiếp tục phối hợp các xã thực hiện mô hình trên diện rộng để có những đánh giá khoa học, bền vững hơn.

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...