Khánh Hòa hướng tới trung tâm nghề cá lớn

Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đã có mặt trên thị trường 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 536,62 triệu USD/năm.

Ngành kinh tế mũi nhọn
Khánh Hòa có tiềm năng, thế mạnh rất lớn phát triển thủy sản, với 385km đường bờ biển và hơn 200 đảo lớn nhỏ, 3 vịnh, 2 đầm phá tương đối kín gió. 

thuy-san-khanh-hoa-1-0826_20211111_824-102836.jpeg

Nuôi trồng thủy sản kiểu lồng Na Uy trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, hiện toàn tỉnh có 3.385 tàu cá có chiều dài từ 6 mét trở lên, trong đó có 1.891 tàu khai thác vùng ven bờ, 753 tàu khai thác vùng lộng và 741 tàu hoạt động khai thác vùng khơi.

Trong đó, các nghề khai thác cá ngừ đại dương, rê (lưới cản), lưới chụp và nghề lưới vây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Từ giai đoạn 2016 - 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác bình quân hàng năm của tỉnh đạt gần 96.000 tấn với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 0,70%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa liên tục tăng qua các năm, cụ thể từ 447,3 triệu USD năm 2016 lên 614,5 triệu USD năm 2019 (riêng năm 2020, do dịch bệnh Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 510 triệu USD). Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa đạt 4,26% năm, chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

z2923898408541_0d036343eb20d736986ff819e5103d01-0828_20211111_841-102838.jpeg

Ngành thủy sản Khánh Hòa có đội tàu lớn đánh bắt cá ngừ đại dương. Ảnh: KS.

Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong năm 2020, toàn tỉnh có 252 trại sản xuất với sản lượng đạt hơn 6.281 triệu giống và diện tích thả nuôi tôm thương phẩm khoảng hơn 2.014ha. Trong đó, hơn 1.655ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 359ha nuôi tôm sú.

Đặc biệt, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh với 60.647 ô lồng, sản lượng đạt 1.540,4 tấn. Ngoài ra, nuôi cá biển trong đìa toàn tỉnh có diện tích 288,7ha và nuôi trong lồng là 9.072 lồng, với tổng sản lượng hơn 9.108 tấn. Nuôi ốc hương hơn 680ha và 5 đăng lồng với tổng sản lượng đạt 2.815,6 tấn.

Nuôi hàu 37,5ha với sản lượng 209,3 tấn. Các đối tượng nhuyễn thể khác (ngao hai cồi, hải sâm, tu hài) được thả nuôi với tổng diện tích 100ha, sản lượng 216 tấn. Nuôi cua 662ha, sản lượng đạt 88,1 tấn và nuôi rong biển khoảng 47,4ha, sản lượng đạt 414,5 tấn.

Đối với lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản, toàn tỉnh có 149 cơ sở sản xuất chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa và 57 cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có nhiều doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành.

Trong tỉnh có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lớn như: Công ty TNHH Hải Vương, Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17, Công ty TNHH Hải Long, Công ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty TNHH Tín Thịnh... Hiện các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đã có mặt trên thị trường 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm được chế biến từ cá ngừ đại dương và tôm đông lạnh… đem lại kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 536,62 triệu USD/năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 4,26%/năm.

z2923946021266_c10a2dc7491ba6ce73746adf0dc50946-0826_20211111_50-102838.jpeg

Khánh Hòa có nhiều doanh nghiệp lớn chế biến xuất khẩu cá ngừ hàng đầu Việt Nam. Ảnh: KS.

Về cơ sở hậu cần nghề cá, Khánh Hòa 4 cảng cá, trong đó có 1 cảng cá loại II (cảng cá Hòn Rớ và chợ thủy sản Nam Trung Bộ); 3 cảng cá loại III (cảng cá Đá Bạc, cảng cá Vĩnh Lương và cảng cá Đại Lãnh) cùng 3 khu neo đậu tránh trú bão gồm khu neo đậu Sông Tắc - Hòn Rớ, khu neo đậu vịnh Cam Ranh và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh ở xã Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Trong đó, cảng cá Đá Bạc - Cam Ranh được đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, tạo sự đột phát trong chiến lược phát triển thủy sản, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển vùng Nam Trung bộ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.
Hướng đến phát triển toàn diện, bền vững
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.

thuy-san-khanh-hoa-5-0826_20211111_331-102839.jpeg

Ngư dân thu hoạch rong nho ở phường Ninh Hải, Thị xã Ninh Hòa. Ảnh: KS.

Theo kế hoạch này, Khánh Hòa sẽ phát triển ngành thủy sản toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu lớn. Có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, chất lượng, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. Sản phẩm đa dạng, phục vụ cho xuất khẩu và phát triển du lịch; gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu phát triển với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Đến năm 2030, Khánh Hòa phấn đấu tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 61 - 62% cơ cấu toàn ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 150 - 155 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 60%, nuôi trồng thủy sản chiếm 40%. Tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 11.500 tỷ đồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3.000ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn, lợ đạt 2.400 ha, nước ngọt đạt 650ha. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 700 - 725 triệu USD, tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm. Hơn 80% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

thuy-san-khanh-hoa-2-0826_20211111_428-102841.jpeg

Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa mang lại hiệu quả cao cho ngư dân. Ảnh: KS.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, để đạt các mục tiêu trên, UBND tỉnh định hướng tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

Cùng với đó, phát triển đội tàu khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác, nghề khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi, đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

Đồng thời, tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác đưa đội tàu khai thác viễn dương. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết…

Ở lĩnh vực sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn chuyển đổi từ hình thức nuôi bằng lồng bè gỗ truyền thống sang lồng bằng vật liệu mới (HDPE) chịu được sóng gió, đảm bảo an toàn và mỹ quan kết hợp với mô hình du lịch biển. Nuôi các loại giống mới có giá trị kinh tế, các sản phẩm chủ lực, kết hợp nuôi đa loài để tăng hiệu quả vừa giảm ô nhiễm môi trường.

thuy-san-khanh-hoa-4-0826_20211111_172-102842.jpeg

Nuôi tôm hùm ở huyện Vạn Ninh. Ảnh: KS.

Đối với vùng biển hở, tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm có tiềm lực đầu tư nuôi công nghiệp bằng lồng bè hiện đại để tăng nhanh hơn nữa sản lượng nuôi công nghiệp. Cùng với đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng trang trại, công nghiệp, gắn với chế biến.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Hình thành các tổ liên kết nuôi trồng thủy sản tiến tới thành lập các hợp tác xã trong nuôi trồng thủy sản và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để ổn định thu nhập cho người dân…

Đối với lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản, tỉnh Khánh Hòa sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Cùng với đó có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa. Giữ vững, phát triển thị phần thủy sản của tỉnh tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và tiếp tục mở rộng thị phần tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ và Đông Nam Á…

 

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.