Loài cá khổng lồ được người Nhật Bản mua nhiều nhất là loài có rất nhiều ở Việt Nam

Cá và sản phẩm chế biến từ cá (trong đó có cá ngừ), tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản, một loài cá rất được Nhật Bản ưa chuộng
Thống kê của cơ quan Hải quan Nhật Bản cho thấy, trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất sang Nhật Bản 111.000 tấn thủy sản, trị giá 840 triệu USD, trở thành thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản.

Thị phần thủy sản của Việt Nam tại Nhật Bản tính theo lượng tăng nhẹ từ 7,2% trong 10 tháng năm 2020 lên 7,3% trong 10 tháng năm 2021.

Tôm và cá ngừ là hai mặt hàng thủy sản được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất, đây cũng là những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh.

Trong đó, cá ngừ là mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất, đạt 500.000 tấn, trị giá 393,1 tỷ yên, tương đương 3,5 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với 10 tháng năm 2020.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), Nhật Bản đang nhập khẩu rất nhiều sản phẩm cá ngừ chế biến khác Việt Nam. Cuối tháng 11/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tỉnh Phú Yên còn ký biên bản hợp tác với một tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khai thác thủy sản, trong đó có cá ngừ.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm sau khi sụt giảm trong quý III/2021, đưa tổng giá trị xuất khẩu cả năm 2021 lên hơn 759 triệu USD, tăng 17% so với năm 2020.

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 45% với trên 338 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020. 

Dự kiến, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng đầu năm 2022, khi các ưu đãi về thuế quan tại các thị trường như EU, CPTPP… được khởi động lại. 

ca-ngu-1644468860897984095401-1644468946089450850198.jpeg

Cá ngừ là mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất, trong khi nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam cũng phát triển, cho sản lượng ổn định. Trong ảnh: Nông dân Bình Định khai thác cá ngừ đại dương. Ảnh: Dũ Tuấn.

Nhu cầu nhập khẩu cá và sản phẩm từ cá của Nhật Bản lớn
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông thủy sản – thực phẩm nước ngoài. 

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng đó và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.

Đáng chú ý, trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng chung, thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng khi duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ. 

Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản – thực phẩm nước ngoài, bao gồm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… 

Trong khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2021 đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ ở mức 0,5% so với năm 2020.

Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%... 

Một số mặt hàng hoa quả Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường như thanh long, xoài, dừa, vải...

Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, mặc dù hàng nông thủy sản – thực phẩm Việt Nam còn nhiều tiềm năng để gia tăng xuất khẩu hơn nữa sang Nhật Bản, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý một số đặc điểm đặc thù của thị trường để việc xuất khẩu và bán hàng có hiệu quả và mang tính bền vững. 

Cần tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (VJEPA, AJCEP, CPTPP, RCEP...). 

Người tiêu dùng Nhật Bản có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán của một sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả và lượng cung ứng từ phía đối tác Việt Nam. 

Các sản phẩm hàng Việt trước tiên cần luôn đảm bảo chất lượng tốt để đáp ứng các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản; đồng thời cũng cần có sự đa dạng về khẩu vị cho phù hợp với người Nhật, sự cải tiến trong thiết kế mẫu mã bao bì cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó công tác tuyên truyền giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm cũng cần được chú trọng nhiều hơn nữa. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.