Lồng bè nuôi trồng thủy sản chưa thích ứng với thiên tai

Hiện hạ tầng lồng bè nuôi thủy sản ở Phú Yên còn đơn giản, sức chống chịu bão, gió kém nên chỉ nuôi trong đầm vịnh.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản lồng bè khoảng 1.000 ha đầm, vịnh thuộc TX Sông Cầu và 650 ha vùng biển hở thuộc huyện Tuy An đủ điều kiện để phát triển nuôi biển công nghiệp.

ts4.png

Lồng bè nuôi bằng gỗ ở Phú Yên chưa thích ứng biến đổi khí hậu, dễ bị thiệt hại khi có gió, bão đổ bộ. Ảnh: KS.

Về tổng số lồng bè nuôi theo quy hoạch có 49.000 lồng, trong đó TX Sông Cầu 32.900 lồng, huyện Tuy An 16.100 lồng và rong biển 208 ha, ốc hương 170ha, sò huyết 150 ha.

Năm 2021, tổng số lồng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng 96.110 lồng, trong đó tôm hùm thịt hơn 63.180 lồng, tôm hùm ương khoảng 29.635 lồng, cá biển hơn 3.150 lồng…

Tại hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai do Tổng cục Thủy sản phối hợp Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, cho biết, hiện cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản lồng bè ở địa phương còn đơn giản, sức chống chịu bão, gió của lồng bè kém nên chỉ nuôi được trong các đầm vịnh.

ts3.png

Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên bàn giải pháp phát triển nuôi biển thích ứng thiên tai. Ảnh: MH.

Trong khi đó tỉnh nằm trong vùng có tần suất bão, áp thấp nhiệt đới khá cao, do đó việc phát triển nuôi biển xa bờ gặp nhiều trở ngại; hầu hết đất ven biển đã được ưu tiên phát triển du lịch nên diện tích nuôi trồng thủy sản cũng giảm nhiều. Các vùng nuôi hầu hết nằm ở vùng hạ triều và trung triều các đầm, vịnh thuộc danh thắng quốc gia nên khó chuyển đổi qua nuôi công nghệ cao.

ts2.png

Đợt mưa gió bất thường cuối tháng 3 vừa qua, nhiều lồng bè nuôi thủy sản ở Phú Yên bị thiệt hại. Ảnh: MH.

Đối với việc xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển xa bờ, chính sách chuyển đổi vùng nuôi từ đầm vịnh kín ra các vùng biển hở khó khả thi do yêu cầu nguồn vốn lớn so với khả năng của tỉnh. Các cơ sở nhỏ lẻ chưa tiếp cận được công nghệ nuôi biển tiên tiến, tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá biển chưa cao do chưa hiệu quả. Thị trường tiêu thụ chưa có hoặc chưa ổn định, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nên chưa dám đầu tư, nguồn giống chưa ổn định, chưa được đào tạo nghề đáp ứng nuôi biển công nghiệp…

PGS. TS Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cũng cho rằng, phát triển nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên còn nhiều bất cập, chưa theo quy hoạch mà chủ yếu tự phát nên kéo theo một số vấn đề như công nghệ lạc hậu, vùng nuôi quá tải, phát sinh ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

Là địa phương bãi ngang nên thiên tai, mưa bão thường xuyên xuất hiện, trong khi lồng bè nuôi của ngư dân không đảm bảo, thường xuyên gánh chịu những thiệt hại…

Để khắc phục những tồn tại này, tỉnh cần thành lập đoàn công tác để khảo sát, đánh giá chi tiết từng vùng nuôi có phù hợp với quy hoạch hay không, trang thiết bị và lồng nuôi có phù hợp với điều kiện thiên nhiên hay không, vị trí có phù hợp cho nuôi thủy sản hay không…

ts1.png

Người nuôi cần chuyển đổi lồng bè bằng vật liệu mới HDPE để thích ứng thiên tai, giảm rủi ro thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: KS.

Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng đề án phát triển nuôi trồng thủy sản phù hợp với thực tế, trong đề án này cần xây dựng các khu dịch vụ hậu cần, hình thành các chuỗi liên kết cho nuôi trồng thủy sản. Cùng như đầu tư lồng bè bằng vật liệu mới có giá thành cao, nhưng bù lại bền hơn, thời gian sử dụng lâu hơn và đặc biệt là chống chịu được sóng to, gió lớn.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản đề nghị Phú Yên qua hội nghị này cần lựa chọn những giải pháp phù hợp để phát triển nuôi biển thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giải quyết những vấn đề còn tồn tại như ô nhiễm môi trường, quy hoạch và sắp xếp tại các vùng nuôi để hướng đến nuôi biển theo hướng bền vững.

Đối với việc nuôi biển chịu chống chịu được gió, bão, thích ứng với biến đổi khí hậu, người nuôi cần đầu tư hệ thống lồng, bè, trang thiết bị phục vụ bằng vật liệu mới HDPE. Về phía Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục đồng hành với các địa phương, cũng như hỗ trợ ngư dân, bàn những giải pháp để phát triển nuôi biển bền vững hơn.

Ông Trần Đình Luân: "Tổng cục Thủy sản đang triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị đối với con tôm hùm và chuẩn bị triển khai tại Phú Yên nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Do đó tỉnh nên khuyến khích phát triển các hình thức liên kết, trong đó cần quan tâm đến vai trò của doanh nghiệp, xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác, tạo điều kiện để các bên tham gia chuỗi được hưởng các chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, đất đai, tín dụng…Cùng với đó hướng đến việc đăng ký thương hiệu tôm hùm trên thị trường trong nước và xuất khẩu, cũng như triển khai đăng ký, thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa phục vụ theo yêu cầu xuất khấu chính ngạch".

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.