Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc mang lại hiệu quả lớn

Nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm thẻ chân trắng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định nghiên cứu, xây dựng các mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng Semi - Biofloc

Công nghệ Semi - Biofloc được hiểu là làm sạch, ổn định môi trường nước bằng vi tảo. Khối Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi; đồng thời ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm môi trường nước, từ đó hạn chế việc tôm bị chết do dịch bệnh.

nuoi-tom-cong-nghe-cao-16459591123131993259092.jpg

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc của ông Nguyễn Tất Tùng. Ảnh: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định.

Để áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, người nuôi tôm phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu gồm: Hệ thống ao nước có phủ bạt, mái che, hệ thống xử lý nước, hệ thống quạt sấy và áp dụng quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn: Nuôi tôm giống sau khi ương 25 - 30 ngày đạt kích cỡ từ 600 - 800 con/kg thì tiến hành chuyển sang ao nuôi. Mật độ thả nuôi là 180 - 200 con/m2. Quá trình nuôi, người nuôi áp dụng ủ mật rỉ đường tạo độ kết dính thức ăn; nuôi cấy floc cung cấp cho hồ nuôi.

Từ nghiên cứu quy trình, kỹ thuật công nghệ Semi - Biofloc, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai trình diễn một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thâm canh - bán thâm canh ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc. Kết quả thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả về kinh tế, cải thiện môi trường, an sinh xã hội.

Ông Trần Quang Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thâm canh - bán thâm canh ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc theo hướng phát triển bền vững tại Bình Định”, chia sẻ: Công nghệ Semi - Biofloc mang lại hiệu quả lớn cho người nuôi tôm. Về năng suất, áp dụng công nghệ Semi - Biofloc giúp tăng năng suất gấp đôi so với nuôi thông thường (sản lượng tăng do mật độ thả nuôi có thể đạt từ 180 - 200 con/m2, trong khi nuôi thông thường mật độ nuôi từ 100 - 150 con/m2, nuôi quảng canh thì còn thấp hơn, chỉ từ 50 - 60 con/m2)...

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc giúp chi phí đầu vào giảm từ 10 - 15% so với nuôi thông thường (do giảm được chi phí thuốc kháng sinh phòng bệnh, chi phí thức ăn hao hụt); hạn chế được sử dụng lượng nước ngầm so với nuôi thông thường nhờ ổn định môi trường nước bằng vi tảo... Công nghệ Semi - Biofloc tương đối dễ tiếp nhận và làm chủ, đặc biệt ở giai đoạn đầu người nuôi nên nắm thật chắc quy trình xử lý ao nuôi; theo dõi lượng nước, thực hiện tốt kỹ thuật ủ mật rỉ đường và nuôi cấy khối floc.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định phối hợp với 3 địa phương gồm huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ, TX Hoài Nhơn xây dựng 3 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc với quy mô 1.500 m2. 

Hiện Trung tâm cùng với các địa phương lên kế hoạch lựa chọn các hộ nuôi đáp ứng đủ yêu cầu; xây dựng phương án; dự kiến triển khai mô hình trong tháng 3.2022. Việc triển khai thí điểm các mô hình nhằm đưa công nghệ này đến với rộng rãi người nuôi tôm; các hộ dân có thể tham quan học hỏi kỹ thuật từ các mô hình trình diễn, từng bước giúp người nuôi tôm áp dụng công nghệ này.

Theo ông Phạm Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ, hiện Trung tâm đã phối hợp với xã Mỹ Thành lựa chọn, đánh giá lại tiêu chí của hộ tham gia mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc. 

Mỹ Thành có khoảng 300 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, việc thí điểm mô hình này đưa tới cơ hội để người nuôi tôm trên địa bàn xã có thể áp dụng và chuyển đổi nghề nuôi tôm. Dự kiến, đầu tháng 3 này, Trung tâm phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định xuống kiểm tra lại mô hình lần cuối trước khi lựa chọn triển khai.

Ông Nguyễn Tất Tùng, người đã ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc vào nuôi tôm ở xã Cát Minh (huyện Phù Cát) tâm đắc: Vụ tôm năm nay, tôi tiếp tục duy trì và ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc với quy mô 19 ha/8 ao nuôi. Với công nghệ này, nghề nuôi tôm của tôi đã tiến một bước rất dài. Theo tôi, vấn đề mấu chốt trong áp dụng mô hình này là phải tuân thủ về kỹ thuật giữ và kiểm soát được nhiệt độ, chất lượng nước trong hồ nuôi. 

Với cơ chế phân hủy chất dinh dưỡng nhờ các vi khuẩn có lợi, vừa tạo được nguồn dinh dưỡng cho tôm, vừa tiết kiệm tiền chi phí thức ăn. Vấn đề môi trường trong ao nuôi được kiểm soát tốt, hiệu quả kinh tế nhờ đó tăng lên.

Theo ông Nhựt, trong cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tập trung phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường; xây dựng vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao Semi - Biofloc. 

Dựa trên Đề án này, Trung tâm với vai trò là đơn vị hỗ trợ trong chuyển giao KHKT và công nghệ tích cực xây dựng các mô hình, tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại và tập huấn cho người nuôi tôm trong việc ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc để nâng cao hiệu quả, từng bước hình thành vùng nuôi tôm đảm bảo an toàn sinh học.

 

Nguồn: Theo báo Bình Định

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.