Mối gắn kết giữa ngư dân và cơ sở thu mua

Các cơ sở thu mua là kênh tiêu thụ sản phẩm chính của ngư dân. Họ còn là nguồn cung ứng vốn để ngư dân sắm tổn phí cho những chuyến ra khơi…

Bình Định là tỉnh có lượng tàu cá khá hùng hậu với hơn 6.000 chiếc, trong đó, có hơn 3.000 chiếc công suất lớn chuyên đánh bắt xa bờ, sản lượng đánh bắt hàng năm rất cao. Các cơ sở thu mua thủy sản luôn là lực lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản chính. Giữa ngư dân và các cơ sở thu mua có mối gắn kết rất mật thiết.

Ngư dân Ngô Văn Chí (SN 1964), chủ tàu cá vỏ thép mang số hiệu BĐ 99759 TS (822CV) ở phường Hoài Hương (Thị xã Hoài Nhơn, Bình Định), lâu nay, anh chỉ bán thủy sản đánh bắt được cho các cơ sở thu mua. Bởi, trong số hơn 3.000 tàu cá chuyên đánh bắt xa bờ ở Bình Định, chẳng có mấy chiếc ký được hợp đồng bán sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp thu mua thủy sản lớn trên địa bàn, mà hầu hết các tàu cá muốn tiêu thụ sản phẩm phải thông qua trung gian là các cơ sở thu mua.

watermark_a1-1001_20210704_835-175231.jpeg

Cá ngừ sọc dưa của ngư dân Bình Định đánh bắt được. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo anh Chí, giữa ngư dân và các cơ sở thu mua không chỉ có quan hệ mua bán, mà giữa họ còn có sự tương trợ lẫn nhau. “Nếu chủ tàu cá nào kẹt tiền, trước khi ra khơi, chủ các cơ sở thu mua là bạn hàng thân thiết sẵn sàng cho mượn tiền để chủ tàu ứng tiền đi bạn cho thuyền viên và sắm tổn cho chuyến biển. Khi tàu cập bờ bán sản phẩm, chủ cơ sở sẽ trừ số tiền ứng trước đó. Cơ sở thu mua cá của ngư dân thường lãi 1.000 - 2.000 đ/kg, họ kiếm lãi ít nên chủ tàu mới tin tưởng mà làm ăn và trở thành bạn hàng”, ngư dân Ngô Văn Chí cho hay.

Thậm chí, nhiều chủ cơ sở thu mua còn nhiều lần cho ngư dân mượn tiền đóng lại tàu cá để tiếp tục hành nghề sau những tai nạn trên biển. Ví như trường hợp của ngư dân Nguyễn Chí Thạnh ở thôn Tây, xã An Hải (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi). Cuối năm 2008, để sở hữu được chiếc tàu cá QNg-6517 TS, Thạnh đã phải mượn của 1 chủ cơ sở thu mua ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đến 400 triệu đồng.

Không ai rủi ro như anh Thạnh. Từ khi làm chủ chiếc tàu cá, chỉ trong vòng 5 năm mà tàu của anh đã 4 lần bị nạn trên biển. Lần thiệt hại ít nhất cũng hơn trăm triệu, lần nhiều nhất bạc tỷ, cho đến khi anh Thạnh bị cháy hoàn toàn chiếc tàu cá trị giá gần 1,3 tỷ đồng khi đang trên đường đi ra ngư trường Hoàng Sa thì anh gần như “trắng tay”. Thạnh lại phải nhờ vào các chủ cơ sở thu mua để có tiền sắm phương tiện khác tiếp tục đi đánh bắt.

watermark_a2-1001_20210704_697-175232.jpeg

Hoạt động buôn bán cá tại cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Chị Nguyễn Thị Trang, chủ cơ sở thu mua ở phường Tam Quan Bắc (Thị xã Hoài Nhơn) kể: "Năm 2017, tàu cá của ông Trương Tha, một bạn hàng của tôi bị chìm khi hoạt động trên biển, 6 người trên tàu may mắn thoát nạn. Tai nạn ấy khiến ông Tha bị thiệt hại hơn 1,4 tỉ đồng. Sau đó tôi không bao giờ nhắc đến khoản tiền ông Tha đã ứng trong chuyến biển ấy.

Lần ấy, tôi cho luôn ông Tha số tiền 300 triệu đồng đã đưa ứng. Nhiều trường hợp tàu của thân chủ gặp nạn mà chưa liên hệ được tàu đến lai dắt, tôi còn chủ động bỏ tiền ra thuê tàu để chạy ra biển kịp thời lai dắt tàu gặp nạn vào bờ. Của mất người còn là quý rồi, phải biết nương vào nhau mà sống thì mới bền”.

Bất kể ngày đêm, cơ sở thu mua sẽ túc trực tại bờ để khi tàu cá của ngư dân cập cảng đều mua ngay sản phẩm. Có một luật bất thành văn tại các cảng cá là “tàu nào nậu nấy”, mỗi cơ sở thường làm ăn với từ 20 - 70 chủ tàu cá.

Bình quân mỗi mùa trăng, chị Hồ Phan Thị Thắm, chủ cơ sở thu mua ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) tiêu thụ sản phẩm cho hơn 50 bạn hàng từ Quy Nhơn ra Phù Cát đến tận Hoài Nhơn. “Phải thường xuyên nắm giá thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho chủ tàu với giá tốt thì ngư dân mới tin tưởng bán sản phẩm cho mình. Chủ cơ sở nào cũng cho chủ tàu ứng tiền để sắm “tổn”, sau đó sẽ trừ lại khi mua sản phẩm”, chị Thắm bộc bạch.

watermark_a3-1001_20210704_881-175235.jpeg

Bất kể ngày đêm, các cơ sở thu mua sẽ túc trực tại bờ để khi tàu cá của ngư dân cập cảng đều thu mua ngay sản phẩm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngư dân Văn Công Việt, chủ của 2 chiếc tàu cá công suất lớn chuyên nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) tự cho mình là người may mắn vì hơn 10 năm qua ông gắn bó với 1 cơ sở thu mua làm ăn uy tín. Nhờ đó, việc tiêu thụ sản phẩm sau mỗi chuyến biển của ông không gặp trở ngại gì.

“Hầu hết các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ ở Bình Định chẳng mấy ai kết nối được với các doanh nghiệp chuyên thu mua thủy sản trên địa bàn, nên chẳng thể ký hợp đồng bán sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp được. Việc tiêu thụ sản phẩm sau mỗi chuyến biển đều phải thông qua trung gian là các cơ sở thu mua tại các cảng cá, sau đó họ đưa đi tiêu thụ theo kênh riêng”, ngư dân Văn Công Việt cho hay.

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.