Nghịch lý: 'Một tấn phân bón đắt hơn một tấn gạo'

Cuộc khủng hoảng giá phân bón ồ ạt đang dội thẳng vào ngành lúa gạo, một loại lương thực chính cho một nửa dân số thế giới, được dự báo sẽ sắp tăng giá mạnh.

unnamed-174901_64.jpg

Giá các loại phân bón đều tăng mạnh do khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Ảnh: BKP

Gạo sẽ tăng giá mạnh do chi phí đầu vào tăng
Theo khảo sát của tờ Bloomberg đối với nông dân sản xuất lúa tại một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan cho thấy, họ đang phải đối mặt với “giá cắt cổ” của các loại phân bón trong vụ sản xuất sắp tới.

Ông Pramote Charoensilp, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Thái Lan, tổ chức đại diện cho nông dân trồng lúa cho biết, chi phí phân bón ở nước này đang trên đà tăng gấp đôi kể từ năm 2020. Cụ thể là với giá các loại phân bón hiện là 16.000 bạt/tấn (tương đương 480 USD), tăng mạnh so với mức trung bình 10.000 bạt/tấn vào năm ngoái.

Thái Lan hiện nằm trong số các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn thứ ba thế giới. “Sẽ là một vấn đề đối với nông dân trồng lúa trong những tháng tới. Nhiều người trong số họ đã thu hoạch xong lúa mùa vụ trước và đang chuẩn bị xuống giống vụ mới nên họ sẽ cần phân bón. Tuy nhiên trớ trêu là giá một tấn phân bón bây giờ còn đắt hơn một tấn gạo”, ông Pramote nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba.

Gạo hiện vẫn là loại lương thực chính ở nhiều quốc gia ở châu Á và theo các chuyên gia, giá phân bón tăng cao do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ có thể làm tăng chi phí sản xuất đối với nhiều nông dân trong khu vực. Dự báo ở một số quốc gia, điều này có thể dẫn đến việc buộc các chính phủ phải vào cuộc để tăng trợ cấp cho nông dân nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như nguồn cung cấp thiết yếu.

Nông dân bị tổn thương

Giống như nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo khác, Thái Lan hiện phải lệ thuộc gần như toàn bộ nguồn phân urê, phốt phát và kali từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc. Không chỉ riêng Thái Lan mà cả Ấn Độ, Pakistan và các nước Đông Nam Á cũng đang trong hoàn cảnh tương tự.

5edprccvvbierad2xmehoyp74a-173926_603.jpg

Nông dân Ấn Độ chuẩn bị bón phân trên ruộng ngô của mình ở ngoại ô Ahmedabad. Ảnh: Reuters

Điều này càng khiến cho nông dân quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi trong chính sách xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới- Trung Quốc, và tai ương được dự báo sẽ ngày càng trầm trọng hơn do chi phí logistic vẫn tăng cao.

Kể từ khi hải quan Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động kiểm soát xuất khẩu phân bón do lo ngại về tác động của giá tăng đối với an ninh lương thực trong nước từ giữa tháng 10.

Ông Pramote cho biết, trong khi tình hình lũ lụt đã và đang ảnh hưởng đến hầu hết sản lượng các vùng sản xuất lúa của Thái Lan và các doanh nghiệp trong nước vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm nay. “Chi phí phân bón sẽ trở thành một ‘vấn đề lớn’ đối với những người nông dân đang phải vật lộn với giá nông sản thấp. Chính phủ nên can thiệp bởi giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan, hiện đã giảm khoảng 30% so với mức cao nhất hồi tháng Hai”, ông Pramote nói.

Theo Bloomberg, chi phí phân bón cũng đang có những tác động tiêu cực đến những quốc gia khác ở Châu Á. Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, đang khuyến khích nông dân trồng lúa cắt giảm lượng phân bón xuống còn một nửa.

Trong khi đó tại Philippines, Wilfredo Roldan, Tổng giám đốc cơ quan quản lý Phân bón và Thuốc trừ sâu, dự đoán giá gạo và ngô trong nước sẽ phải tăng giá mạnh để bù đắp chi phí do phân bón chiếm tới 70% giá thành sản xuất. 

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...