Ngư dân được mùa ruốc

Vùng biển xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà đang vào mùa ruốc, ngư dân dùng thuyền đánh bắt được hơn 100 kg mỗi ngày, đem bán thu tiền triệu.

Đầu tháng 9, ruốc xuất hiện dày đặc ở khu vực cách bờ biển xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà khoảng 500 m. Dọc bờ biển dài hơn 4 km, hàng chục ngư dân dùng thuyền nan hoặc thuyền máy công suất 18-50 CV đánh bắt ruốc cả ngày lẫn đêm.

Anh Phan Văn Long, 40 tuổi, trú xã Thạch Hải cho biết, đầu tháng 9 biển lặng, trời nắng đẹp nên ruốc từ ngoài khơi vào nhiều, sang tháng 10 khi mùa mưa bão về thì ruốc sẽ ít dần. Loài này sống cách bờ khoảng 5 hải lý, ở độ sâu 15-50 m.

mua-ruoc-2-3070-1630645365.jpg

Thuyền đánh bắt ruốc tấp nập gần bờ biển xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà hôm 2/9. Ảnh: Đức Hùng

Đầu giờ sáng, anh Long lái thuyền máy công suất 30 CV chạy dọc bờ biển để "săn ruốc". Trước mũi thuyền gắn hai cây gỗ dài 4 m, buộc lưới nhỏ tạo thành một chiếc vợt tam giác rộng khoảng 5 m để xúc ruốc. Thấy luồng ruốc bơi phía dưới đáy biển, anh Long sẽ hạ vợt xuống để xúc, đưa lên khoang thuyền.

"Khi gặp luồng, hai người mất khoảng 15 phút để bắt. Mỗi luồng nếu xúc hết sẽ được hơn 100 kg, tuy nhiên thông thường không thể bắt hết mà một lần được khoảng 50 kg. Hai ngày qua, mỗi lần ra khơi hơn 4 tiếng, một thuyền hai lao động bắt được 100-200 kg ruốc", anh Long nói.

Một số người khác dùng thuyền máy cỡ lớn 50 CV, huy động khoảng 5 lao động, soi đèn đánh bắt cả buổi tối. Theo ông Trần Văn Sáng, 52 tuổi, buổi tối ruốc xuất hiện nhiều hơn, chỉ cần soi đèn pin từ xa thấy ruốc bơi lấp lánh là hạ vợt xuống; nếu may mắn, nhóm của ông bắt được 5 tạ trong một đêm.

mua-ruoc-ha-tinh-1-6364-1630645365.jpg

Ruốc tươi được đưa từ dưới biển lên bờ. Ảnh: Đức Hùng

Khi thấy khoang đầy ruốc, ngư dân lái thuyền vào bờ biển xã Thạch Hải để người nhà phân loại, rửa sạch. Thương lái đến thu mua ruốc với giá 15.000-20.000 đồng một kg. "Những năm trước lái buôn vây quanh thuyền để mua từng mẻ, năm nay dịch Covid-19 nên họ ít đi gom hàng hơn", ông Sáng cho hay.

Mỗi lần ra khơi, trung bình một thuyền lãi khoảng 2 triệu đồng sau khi trừ hết các chi phí nhiên liệu, nhân công. Nếu thời tiết thuận lợi để đánh bắt liên tục cả ngày đêm trong một tháng, nhiều thuyền thu lời khoảng 50 triệu đồng.

Ruốc có thể bắt bất kỳ quãng thời gian nào trong ngày. Bên cạnh dùng thuyền, nhiều ngư dân còn dùng lưới mắt nhỏ hoặc đi cà kheo để vợt.

Ngoài nhập cho thương lái, nhiều ngư dân đổ ruốc vào thùng xốp, lái xe máy chở về nhà, trải những tấm lưới xanh cao 4 m, rộng 6 m đặt giữa sân xi măng hoặc bên đường, đem phơi làm khô ruốc hoặc ướp nước mắm và làm mắm tôm.

mua-ruoc-3-8077-1630645365.jpg


Ruốc muối thành mắm tôm được người dân đem phơi nắng. Ảnh: Đức Hùng

Nếu gặp nắng to, ruốc chỉ cần phơi khoảng hai ngày là đạt yêu cầu. Gần 20 kg ruốc tươi thu về khoảng 5-7 kg ruốc khô, giá 35.000 đến 40.000 đồng một kg.

"Để làm nước mắm hoặc làm mắm tôm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ tuyển chọn ruốc cho đến ướp, phơi nắng. Một mẻ mắm tôm từ lúc muối đến khi chín mất khoảng 4 tháng", bà Phan Thị Vân, 51 tuổi, trú TP Hà Tĩnh, nói.

Ruốc còn được gọi là tép moi, tép biển hay moi, hình dạng như tôm nhỏ, dài khoảng 10 đến 40 mm, là động vật giáp xác mười chân sống ở vùng nước lợ hay nước mặn ven biển. Ruốc tươi được mua về chế biến các món như nấu canh, xào khế; khô ruốc thường đem rim, rang mỡ hành hoặc kho thịt...

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Từ khóa: Hà Tĩnh Ruốc

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.