Ngư dân vẫn bám biển dù hải sản 'mất mùa', mất giá
Sản lượng đánh bắt thấp, giá lại tụt một nửa so với bình thường, nhưng ngư dân vẫn phải bám biển để duy trì việc làm.
Dịch bệnh bùng phát, cảng cá Tam Hòa (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) vắng lặng hẳn so với trước. Bình thường, mỗi ngày tấp nập các tàu cá, không chỉ trong mà còn có các tàu ngoài tỉnh cập bến thì, giờ chỉ lác đác vài tàu của ngư dân địa phương. Tuy nhiên, các thuyền viên trở về bến không mấy vui vẻ vì sản lượng đánh bắt, giá cả không được như kỳ vọng.
Các tàu cá ở Quảng Nam đánh bắt hải sản về cảng vẫn tiêu thụ được. Ảnh: L.K.
Ngư dân Phạm Văn Dự (trú xã Tam Giang, huyện Núi Thành), chủ tàu cá QNa 90309TS công suất 822CV cho biết, tàu cá của ông vừa trở về sau 2 chuyến biển kéo dài 20 ngày, thu được khoảng hơn 35 tấn cá các loại. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với trước đây nên thua lỗ nặng.
“Khi chưa có dịch Covid-19, giá bán trung bình các loại cá 10.000 đồng/kg, bây giờ chỉ khoảng 5.000 đồng/kg. Tính ra, tàu tôi chỉ thu về được 175 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí cho cả chuyến đi hết 200 triệu đồng, chưa kể tiền sửa chữa hao tổn các trang thiết bị trên tàu sau mỗi chuyến biển", ông Dự chia sẻ.
Cũng theo ông Dự, thời điểm trước chưa có dịch, tàu ông thường đánh bắt về rồi cập bến ở tỉnh Khánh Hòa để nhập cá cho thương lái. Do giá thu mua cao nên hầu hết các chuyến đi đều có lãi. Tuy nhiên, hiện do không thể vào bến khác nhập hàng được nữa nên đành quay về cảng Tam Hòa.
“Còn may là sản phẩm đánh bắt về vẫn tiêu thụ được chứ nếu không ai mua thì còn lỗ nặng hơn. Thương lái trả bao nhiêu cũng phải bán chứ cá để lâu ngày hư thối hết. Tàu của tôi dự định chuyến sau đi tiếp sẽ hành nghề chụp mực chứ cứ đánh bắt cá như thế này thì chịu không nổi chi phí”, ông Dự nói thêm.
Một số mặt hàng hải sản các thương lái thu mua không được cao như kỳ vọng của ngư dân. Ảnh: L.K.
So với các tàu đánh bắt cá, các tàu hành nghề câu mực khơi, chụp mực vẫn có lãi. Mặc dù vậy, sản lượng đánh bắt thấp nên hiệu quả không được như trước. Sau 20 ngày hoạt động trên biển, tàu cá QNa 91405TS, công suất 700 CV của ngư dân Huỳnh Ngọc Tiến (trú xã Tam Giang, huyện Núi Thành) vừa cập cảng để nhập hàng cho thương lái.
Anh Tiến cho biết, chuyến này, tàu của anh xuất bến với 12 lao động, chi phí cho chuyến đi hết khoảng 300 triệu đồng. Trở về càng, tàu thu được 2 tấn cá, gần 3 tấn mực xà, bán được 400 triệu đồng. Chủ tàu được chia một nửa, còn lại các lao động mỗi người chỉ hơn 4 triệu đồng, bằng một nửa so với trước đây.
“Do giá mực xà (mực khô) cũng ổn định, hiện khoảng 120.000 đồng/kg nên mới có lãi như thế, chứ nếu chỉ khai thác cá thì lỗ nặng. Nhưng sản lượng mực năm nay thấp quá. Năm ngoái, các tàu câu mực khơi về có tàu lên đến 50 tấn, lãi hàng tỷ đồng thì năm nay tàu cao nhất cũng chỉ được 20 tấn, thu nhập giảm hơn 1 nửa. Bây giờ dịch bệnh khó khăn, nên cũng phải cố gắng bám biển chứ không biết làm gì”, ngư dân Tiến tâm sự.
Sản lượng hải sản khai thác của các tàu cá ở Quảng Nam thấp hơn một nửa so với trước đây. Ảnh: L.K.
Theo đại diện Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và Quản lý Cảng cá Quảng Nam, tuy thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng lượng tàu cá cập bến mua bán tại cảng cá An Hòa, Tam Quang vẫn diễn ra thường xuyên.
Lượng hàng hóa thủy sản của các ngư dân khai thác đều được các cơ sở thu mua hết, không có hiện tượng hàng hóa thủy sản khai thác không bán được. Mặc dù vậy, sản lượng khai thác đến thời điểm hiện tại giảm hơn ½ so với cùng kỳ.
Cụ thể năm 2020, đến cùng thời điểm này, sản lượng đạt gần 2.750 tấn thì năm nay chỉ còn 1.150 tấn. Nguyên nhân một mặt do dịch bệnh, nhiều ngư dân không thể tham gia đánh bắt. Mặt khác nguồn lợi thủy sản cũng đang dần cạn kiệt...
Hiện giá thu mua hàng hóa thủy sản từ ngư dân của các chủ cơ sở thấp hơn trước, trong khi giá bán ra thị trường tiêu thụ vẫn cao. Nguyên nhân chủ yếu do việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa đến các địa phương trong và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng dịch phức tạp như Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Do đó, giá vận chuyển tăng cao.
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận