Nguồn cung phân bón thế giới bất ổn, gây khó nông dân

Nguồn cung phân bón toàn cầu tiếp tục thắt chặt trong bối cảnh hoạt động sản xuất nông nghiệp thế giới mở rộng, kéo theo giá cả các loại hàng hóa khác tăng cao.

getty-potash-credit-getty-images-istockphoto-163650_956.jpg

Chi phí các loại vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng cao, cùng với các mô hình thời tiết bất lợi đang ám ảnh nông dân khắp các châu lục. Ảnh: iStock

Theo báo cáo của các nhà bán buôn, tình trạng khan hàng các loại phân bón diễn ra do triển vọng nguồn cung toàn cầu eo hẹp do nhiều nhà sản xuất lớn thế giới đều tạm thời ngưng sản xuất để bảo dưỡng. Hiện duy chỉ có nhà máy của “ông lớn” Nutrien có trụ sở tại Trinidad còn duy trì hoạt động, giúp bù đắp một số áp lực về giá trong bối cảnh các nhà máy ở Ả Rập Xê Út bị đóng cửa.

Ngoài ra, nhu cầu amoniac khan từ Biển Đen đến Nam Mỹ đang mở rộng diện tích sẽ tiếp tục hạn chế cơ hội giảm giá trên thị trường toàn cầu. Đặc biệt lệnh cấm xuất khẩu phân urê và phân lân của Trung Quốc được ban hành vào tuần trước có thể thắt chặt hơn nữa nguồn cung phân đạm (nitơ) toàn cầu.

Dự báo trong ngắn hạn, giá phân đạm sẽ không có dấu hiệu giảm, có thể khiến đa số nông dân phải chờ đợi đến mùa xuân mới dám đặt mua cho năm 2022.

Trung Quốc hiện vẫn là nhà sản xuất phốt phát lớn nhất thế giới. Và điều này khiến một số người lạc quan rằng, nguồn cung của Trung Quốc có thể giúp bù đắp tình trạng thiếu hụt phốt phát ở Mỹ khi lượng phốt phát nhập khẩu từ các nhà sản xuất chính là Nga và Maroc đã biến mất sau các tranh chấp thuế quan đối kháng vào năm ngoái.

Chi phí phân bón đã đạt mức kỷ lục trong năm nay ở Trung Quốc do việc mở rộng diện tích sản xuất theo yêu cầu của chính phủ, đã làm tăng nhu cầu về các nguyên liệu đầu vào. Trận lũ lụt gần đây ở tỉnh Hà Nam, miền nước này cũng đã khiến cho việc sản xuất phân bón bị đình trệ và đội chi phí sản xuất lên cao.

08042021-il-production-costs-20-21_0-163948_425.jpeg

Giá phân kali trên sàn giao dịch IIIinois (Mỹ) đã tăng gần 25% trong hai tuần vừa qua. Đồ họa: USDA

Theo các chuyên gia, tình trạng hỗn loạn toàn cầu do khan hiếm phân bón đang khiến cho nông dân phải trả giá. Giá phân kali do các nhà bán lẻ ở bang Illinois (Mỹ) niêm yết tăng vọt, ở mức gần 25% trong vòng hai tuần qua lên 600 USD/tấn. Đợt tăng giá kali mới nhất chủ yếu là do các lệnh trừng phạt kinh tế gần đây do Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Mỹ và Canada thực thi đối với nhà sản xuất chủ chốt Belarus (một trong những nước sản xuất kali lớn nhất thế giới) sau khi chính phủ Belarus bỏ tù những nhân vật bất đồng chính kiến.

Chưa kể các nhà cung cấp kali khác cũng bị siết chặt dẫn đến làm hạn chế hơn nữa dòng chảy quốc tế của phân kali. Hiện vẫn chưa rõ liệu các nhà sản xuất lớn khác như Nutrien và Mosaic của Mỹ có đủ năng lực để tăng cường sản xuất kịp thời bù đắp cho sự thiếu hụt mùa vụ hay không.

Các tranh chấp về thuế quan đối kháng do Hoa Kỳ đánh vào Nga và Trinidad & Tobago tiếp tục khiến giá phân lân tăng cao trong hai tuần qua và cũng có thể thúc đẩy giá các loại vật tư đầu vào sản xuất tăng cao hơn nữa trong thời kỳ hậu đại dịch đầy biến động.

Ngoài ra, sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hiển hiện càng khiến cho nông dân rụt rè trước những quyết định mùa vụ mới trong bối cảnh mô hình thời tiết La Niña dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và triển vọng không mấy lạc quan.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo, ​​một kiểu thời tiết khác của hiện tượng La Niña sẽ xuất hiện vào mùa thu này với nhiệt độ lạnh hơn nhiệt độ bình thường ở Thái Bình Dương. Đây sẽ là lần thứ hai trong năm qua, mô hình thời tiết La Niña ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân và triển vọng không mấy khả quan, nhất là những người trồng trọt ở Vành đai ngô phía Đông. Khả năng lượng mưa trái mùa sẽ tăng lên, điều này có thể làm trì hoãn việc thu hoạch ở những vùng xuống giống muộn và tăng thời gian phơi khô. Điều này có thể ảnh hưởng đến túi tiền của nông dân và lịch trình thu hoạch nếu không có hành động sớm.

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...