Nguy cơ khan hiếm nguyên liệu thủy sản cuối năm
Nguồn nguyên liệu thủy sản để phục vụ chế biến, xuất khẩu dịp cuối năm 2021, đầu năm 2022 đang có nguy cơ khan hiếm.
Tình trạng hoạt động trong giai đoạn này của các đơn vị chế biến thủy sản không thực sự hiệu quả. Ảnh: TL.
Các doanh nghiệp thủy sản hoạt động không hiệu quả
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), thời gian vừa qua đã có 120/449 nhà máy chế biến thủy sản đã phải dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các nhà máy còn lại hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ, công suất chỉ đạt từ 30 - 40%.
Hiện nay, các cường quốc tôm trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia… đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Chuỗi cung ứng tôm của các quốc gia này ít nhiều bị gãy đổ làm sức cung ứng tôm trên thị trường thế giới bị sụt giảm.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, đưa ra nhận định, thời điểm hiện tại, mặt hàng tôm rất dễ tiêu thụ. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này không phải là việc dễ đối với ngành tôm của Việt Nam. Ngoài một số doanh nghiệp tôm và cá đã phải đóng cửa vì lí do khách quan hay chủ quan, số còn lại quy mô hoạt động bị thu hẹp. Khi các nhà máy còn lại hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ hay 1 cung đường 2 điểm đến chỉ đủ cho khoảng 40% lao động.
“40% lao động này từ nhiều dây chuyền sản xuất cho các sản phẩm khác nhau, hiện giờ phải gom lại ít dây chuyền hơn để đảm bảo đủ nhân lực trên 1 dây chuyền. Từ đó dẫn đến những dây chuyền mới này có tay nghề không đồng đều khiến sức lao động không cao. Chưa kể đến việc những người lao động tham gia sản xuất theo phương thức 3 tại chỗ luôn mang tâm trạng lo âu về dịch bệnh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình…”, ông Hồ Quốc Lực phân tích.
Đại diện doanh nghiệp cho rằng tất cả những yếu tố đó dẫn đến tình trạng hoạt động trong giai đoạn này của các đơn vị chế biến không thực sự hiệu quả. Trong khi bối cảnh hiện nay, các lỗi kĩ thuật trên các sản phẩm tăng lên.
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, đó chỉ là bề nổi của vấn đề. Về sâu xa, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khác, điển hình như việc các chi phí phát sinh và tăng cao. Qua đó dẫn đến tình trạng sản lượng tôm sụt giảm đáng kể, hệ lụy là việc kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 bị sụt giảm.
Khan hiếm nguyên liệu
Thời gian vừa qua, nhiều tỉnh thành phía Nam đã phải giãn cách xã hội để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có khu vực ĐBSCL. Điều này đã khiến các sản phẩm nuôi trồng thủy sản như tôm, cá tra… giảm mạnh.
Việc vận chuyển vật tư, con giống để thả nuôi vụ tôm mới đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Phạm Hiếu.
Bên cạnh đó việc vận chuyển vật tư, con giống để thả nuôi vụ mới cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị đình trệ. Điều này khiến nguồn nguyên liệu thủy sản để phục vụ chế biến, xuất khẩu dịp cuối năm 2021, đầu năm 2022 có nguy cơ bị khan hiếm. Đặc biệt là trong khoảng thời gian Tết Nguyên đán, khi mà sức tiêu thụ thực phẩm trong nước tăng cao.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, hiện nay có 3 lí do khiến cho giá các mặt hàng thủy sản sụt giảm nhiều, đặc biệt là mặt hàng tôm đã bị giảm 20 - 30%.
Lí do thứ nhất xuất phát từ việc các nhà máy phải dừng sản xuất. Lí do thứ 2 là những khó khăn trong việc lưu thông, di chuyển, thu mua nguyên liệu. Lí do thứ 3 là các vùng nuôi phải thực hiện giãn cách, có thời điểm người dân không thể ra đầm tôm của mình.
3 lí do đó cũng dẫn đến việc các sản phẩm không được thu hoạch, vận chuyển đến nhà máy, kể cả có được vận chuyển cũng không được xử lý, chế biến.
Bên cạnh đó, các sản phẩm thủy sản khác như sản phẩm khai thác cũng gặp khó khăn và bị giảm giá khi các cảng cá phải giãn cách, cảng cá có ca F0, vận chuyển từ cảng về nhà máy chế biến gặp khó khăn…
Việc các mặt hàng bị giảm giá đã làm cho người dân hoang mang, không biết có nên tiếp tục thả giống hay không. Theo đó, Bộ NN-PTNT cũng như Tổng cục Thủy sản đã đưa ra những biện pháp tháo gỡ để người dân tiếp tục thả giống.
“Những công tác này cần phải được triển khai sớm cho kịp khoảng thời gian sức tiêu thụ tăng cao sắp tới. Đây là vấn đề được Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, ông Hồ Quốc Lực cho rằng ngành tôm Việt Nam vẫn có điểm sáng. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), qua 8 tháng đầu năm, lượng kim ngạch xuất khẩu tôm tăng trưởng 6% so với cùng kì năm 2020. “Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, mặc dù số lượng cung ứng tôm của Việt Nam ra thị trường thế giới có giảm sụt nhưng chúng ta cũng không sợ mất khách hàng, mất thị trường bởi những đối thủ cạnh tranh của chúng ta cũng đang gặp khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn chúng ta”, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta chia sẻ.
|
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận