Những khuyến cáo diệt cỏ dại hiệu quả ở đầu vụ lúa đông xuân

Cỏ dại không gây hại trực tiếp cho cây lúa nhưng nó cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

35140efa68eca0b2f9fd-164350_33.jpg

Công ty TNHH UPL Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm với hình thức trực tuyến với chủ đề “Diệt cỏ thắng lợi – lúa tươi ngời ngợi” ở đầu vụ Đông Xuân 2021 – 202. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công ty TNHH UPL Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm với hình thức trực tuyến với chủ đề “Diệt cỏ thắng lợi – lúa tươi ngời ngợi” ở đầu vụ đông xuân 2021 – 2022 với sự tham gia hơn 4.000 nông dân.

Thông thường vào đầu vụ lúa nông dân ĐBSCL lo âu nhất là vấn đề cỏ dại gây hại cho cây trồng đặc biệt là cây lúa luôn là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân.

Cỏ dại không gây hại trực tiếp cho cây lúa nhưng nó cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loài cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối của nhiều dịch hại nguy hiểm khác như cỏ lồng vực, đuôi phụng còn là ký chủ phụ của rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá.

Qua buổi tọa đàm các diễn giả cũng đã trả lời rất nhiều câu hỏi cho bà con cũng như cung cấp nhiều thông tin đến việc quản lý cỏ dại đầu vụ đông xuân. Dùng thuốc diệt cỏ sinh học Tarang 280SL để diệt sạch cỏ bờ, lúa chét, lúa rày mà không làm chết giống sau khi sạ theo tập quán của bà con nông dân.

Ông Trần Văn Danh, nông dân có 2,5 ha sản xuất lúa ở xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ cho biết: Nhiều vụ lúa rồi tôi biết và mua về sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu Butanil 55EC để diệt cỏ dại ở đầu vụ lúa như: cỏ chác lác, đuội phụng và cỏ lá rộng mà không làm đỏ lúa trên ruộng. Khi phun thuốc trừ cỏ này trên đồng ruộng thì không làm nóng cây nên lúa xanh tốt và phát triển mạnh. Trong khi đó cỏ trên ruộng được tiêu diệt chết sạch giúp gia đình giảm chi phí 1-2 lần phun thuốc cỏ trong một vụ lúa.

_dsc0300-164351_180.jpg

Phun thuốc diệt cỏ dại ở đầu vụ Đông Xuân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trịnh Quang Khương, Trưởng bộ môn Nông học (Viện Lúa ĐBSCL) cũng có những khuyến cáo cho bà con đầu vụ lúa đông xuân như sau: Chờ khi nước cạn bắt đầu thực hiện vụ đông xuân. Trước khi sạ bà con cần dọn sạch cỏ, lúa chét xung quanh bờ. Tuy nhiên, do thiếu công lao động có thể phun thuốc diệt lúa chét và cỏ dại trên ruộng.

Chuẩn bị lượng phân bón tùy thuộc vào từng loại đất khác nhau: Đất phù sa, đất phèn hay đất nhiễm mặn mà có những loại phân bón khác nhau. Nhưng nguyên tắc chung khi bón phân cần tuân thủ theo 4 đúng là: đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.

Khâu chuẩn bị thuốc bảo vệ thực vật nông dân cần chuẩn bị trước một số loại như thuốc trừ cỏ, trừ ốc, trừ sâu bệnh và lưu ý chọn những loại thuốc đã được đăng ký và cấp phép lưu hành của Bộ NN-PTNT.

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...