Những nhận định chưa đúng về chế phẩm sinh học SEA
Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, có một số nhận định về SEA chưa đúng dẫn đến ngộ nhận chưa chính xác về sản phẩm.
SEA là chất cải tạo đất, không phải phân bón lá
Thời gian vừa qua, chất cải tạo đất SEA của Công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải sản xuất đã được nhiều bà con nông dân trong nước tín nhiệm và đem đến nhiều hiệu quả không ngờ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, có một số nhận định về SEA chưa đúng dẫn đến ngộ nhận chưa chính xác về sản phẩm.
SEA là chất cải tạo đất có nhiệm vụ làm cho đất tốt, khỏe, sạch đất…, từ đó giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Ảnh: Hoàng Vũ.
Ông Nguyễn Thanh Hải, đại diện Công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải cho biết thời gian qua, có nhiều nông dân đặt câu hỏi SEA có phải là phân bón lá không? Ông Hải cho biết SEA là chất cải tạo đất, không phải phân bón lá.
Nông dân hay cho rằng, nếu phân bón có dạng lỏng thì thường là phân bón lá. Do đó, có những nông dân chỉ sử dụng SEA phun lên thân lá mà không phun tưới xuống đất. Đất là môi trường cho cây sinh trưởng phát triển xanh tốt, SEA có nhiệm vụ làm cho đất tốt, khỏe, sạch. Vì vậy nếu không đưa SEA vào đất thì tác dụng của sản phẩm sẽ không thể hiện được.
Ông Hải cũng khuyến cáo, nhiều nông dân sử dụng SEA không hết quy trình, không sử dụng SEA ngay từ đầu chu trình canh tác mà chỉ khi cần hay nghe có người xài tốt thì mua sử dụng. Thí dụ người dân thấy cây có hoa, trái bị rụng nhiều thì sử dụng SEA phun để mong sẽ hết hay giảm rụng, nếu phun lúc có trái để mong trái to, đẹp....
"Bất cứ việc làm gì đều có đầu mới có cuối. Sử dụng SEA muốn đạt hiệu quả như mong muốn phải sử dụng ngay từ đầu chu trình. Đối với cây trồng mới, nông dân cần phải áp dụng SEA ngay từ đầu khi chuẩn bị làm đất, đặt cây con. Đến cây đang trong thời kỳ sinh trưởng hay cây đang cho trái thì phải áp dụng SEA ngay sau khi đã thu hoạch vụ trước chuẩn bị vụ sau, áp dụng từ đầu vụ. Như vậy mới đem lại kết quả theo mong muốn", ông Hải cho biết
Đối với những trường hợp cây bị suy kiệt hay đang bị ảnh hưởng do những điều kiện bất lợi về thời tiết mà áp dụng SEA để khắc phục thì cũng nên áp dụng hết quy trình, không nên thấy giảm được một chút lại ngưng.
Tỷ lệ pha SEA: thường pha SEA với nước theo tỷ lệ 1/40 dùng cho tưới phun vào đất. Pha SEA với nước theo tỷ lệ 1/80 – 1/120 dùng phun trên thân lá cây. Không làm ngược lại.
Đặc biệt lưu ý, không sử dụng tỷ lệ pha SEA dùng phun trên thân lá để phun nhiều hơn bình thường và nghĩ rằng phun nhiều trên lá như vậy sẽ tốt và nước rớt xuống đất nên không cần phun tưới vào đất. Cũng không sử dụng số lượng nước để pha nhiều nước hơn hướng dẫn.
SEA không phải là thuốc
Có nông dân hỏi SEA có phải là một loại thuốc không? Ông Hải khẳng định SEA không phải là thuốc. Mặc dù trong suốt nhiều năm SEA hiện diện trên thị trường, SEA được bà con nông dân xem như là giải pháp tuyệt vời và duy nhất để khắc phục những cây trồng đang bị suy kiệt do bệnh, sâu hại hay do ô nhiễm hóa chất.
Do đó, nông dân nghĩ SEA là thuốc nên nhiều bà con nông dân chờ đến lúc cây phát bệnh hay bị sâu hại tấn công hay suy kiệt qua quá trình đã sử dụng hết tất cả các loại thuốc mà không hết thì mới cầu cứu đến SEA. Thực tế, trong những lúc như vậy SEA vẫn làm tròn nhiệm vụ "giải cứu" của mình.
Tuy nhiên, điều cần phải làm rõ là tác dụng "giải cứu" của SEA có nguồn gốc sâu xa từ việc tuân theo quy luật tự nhiên để tạo ra sự đề kháng tự nhiên, sự đối kháng giữa các thể sống khác nhau, sự phù hợp của sinh vật với môi trường. Bao gồm cả tiểu môi trường quanh sinh vật. Chính cơ chế này mà chúng ta không cần phải sử dụng đến hóa chất bởi hóa chất là độc hại, không bền vững.
Để cây trồng xanh tốt, khỏe và ít sâu bệnh, cần duy trì sử dụng SEA một cách đều đặn, lâu dài. Ảnh: Hoàng Vũ.
Điều cần làm là nên phải duy trì sử dụng SEA một cách đều đặn, lâu dài. Không nên có tình trạng lúc thấy cần thì sử dụng, không cần thì cứ sử dụng hóa chất đến lúc thấy hóa chất không có hiệu quả thì quay qua sử dụng SEA và cứ lặp lại như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cho cây trồng.
Theo khuyến cáo của Công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải, cứ 1 lít SEA pha theo tỷ lệ 1/40, bình quân tưới 1 lít phân sinh học đã được pha sẵn vào mô đất trước khi xuống giống cây trồng khoảng 10-15 ngày. Khi cây trồng được 30 ngày tuổi, tiến hành tưới 1 lít SEA đã pha sẵn vào từng gốc, khi cây được 45-50 ngày tuổi tiếp tục tăng cường cưới 1 lít SEA đã pha sẵn vào gốc. Khi cây thấy xanh tốt thì nên tưới định kỳ cách nhau 3,5 tháng tưới SEA một lần, cũng với tỷ lệ 1 lít SEA pha sẵn/gốc. |
Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý
Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.
Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr
Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.
Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử
Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.
Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".
Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC
Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.
'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP
Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.
Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao
Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.
Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó
Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.
Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL
Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.
Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng
Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...
Bình luận