Nuôi thủy sản sạch trên hồ thủy điện Tuyên Quang

Nghề chăn nuôi thủy sản theo hướng an toàn đang trở thành lợi thế để huyện Na Hang (Tuyên Quang) phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

dsc_8013-183530_53.jpg

Với trên 8.000ha mặt hồ thủy điện là điều kiện thuận lợi để huyện Na Hang phát triển nghề nuôi thủy sản sạch. Ảnh: Đào Thanh.

Với trên 8.000ha mặt hồ sinh thái, nguồn nước tự nhiên sạch, lượng thủy sinh đa dạng dồi dào tạo điều kiện tốt để bà con phát triển nghề thủy sản sạch. Đến nay, toàn huyện có trên 100 hộ nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ sinh thái, tập trung nuôi các loại cá đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao như cá chiên, cá lăng, cá bỗng... tổng sản lượng đạt trên 550 tấn/năm. Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh nhất tại các xã Sơn Phú, Yên Hoa, Đà Vị, thị trấn Na Hang.

Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Na Hang cho biết, hầu hết các mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Tuyên Quang đều phát triển theo hướng thủy sản sạch. Đến nay, toàn huyện đã có 4 sản phẩm cá đạt 3 sao và 4 sao OCOP.

Thúc đẩy ngành thủy sản sạch phát triển, phòng Nông nghiệp huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021 - 2025; tham mưu chỉ đạo nuôi trồng theo mùa vụ, quy trình nuôi trồng phù hợp với diễn biến thời tiết, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là xác định vùng nuôi ổn định về mực nước trên hồ thủy điện để tập trung phát triển chăn nuôi cá lồng theo hướng an toàn; khuyến khích phát triển các hình thức nuôi và ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản, nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ thủy điện gắn với loại hình kinh tế trang trại, du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

Ông Trương Tuấn Minh là một trong những hộ nuôi cá lồng quy mô lớn trên lòng hồ thủy điện Na Hang. Ông Tuấn cho biết, lợi thế lớn nhất trong nuôi thủy sản ở Na Hang là nguồn nước tự nhiên khá sạch; nguồn cá tạp làm thức ăn trên vùng hồ còn khá phong phú nên các hộ nuôi ít sử dụng thức ăn công nghiệp. Hiện tại, gia đình ông có 30 lồng cá lăng, chiên và bỗng. Cơ sở nuôi trồng thủy sản của gia đình ông đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, trung bình mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 120 đến 150 tấn cá đặc sản các loại, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, với mức lương 4,5 triệu/người/tháng.

Theo ông Tuấn thì việc chăm cá bằng thức ăn tự nhiên cá lớn chậm hơn, nhưng cho chất lượng thịt thơm ngon nên được thương lái ưa chuộng hơn. Đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn họ chọn lựa rất kỹ, bởi lấy chất lượng làm uy tín.

Ông Vi Anh Đức, Giám đốc Hợp tác xã nuôi cá Nhật Nam (huyện Na Hang) - cơ sở nuôi cá lớn nhất khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang - cho biết, trước năm 2019 khi chưa được chứng nhận nhãn hiệu cá sạch Na Hang, dù được đánh giá cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giá trị vẫn thấp, do cá thương phẩm sau khai thác vẫn phải bán buôn cho các thương lái nhỏ lẻ trong tỉnh.

2443-dsc_8142-183647_633.jpg

Phát triển thủy sản sạch vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa nâng tầm thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của huyện Na Hang. Ảnh: Đào Thanh.

Hơn 1 năm qua, cá của Hợp tác xã được nuôi theo quy chuẩn sạch, thân thiện với môi trường cộng với việc thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm nên đã được nhiều nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên... đã tìm đến đăng ký đặt hàng tiêu thụ. Hiện nay, 1kg cá lăng chấm của HTX có giá 450 - 700 nghìn đồng tùy theo trọng lượng; cá bỗng có giá 150 - 200 nghìn đồng/kg, cao hơn 25 - 30% so với khi chưa được nhận nhãn hiệu cá sạch và đạt chuẩn OCOP.

Thúc đẩy nghề chăn nuôi thủy sản theo hướng sạch gắn với xây dựng các chuỗi giá trị, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 03, ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, riêng ngành thủy sản nghị quyết này sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung hỗ trợ phát triển giống, vật tư, vốn vay ưu đãi để các tổ chức, cá nhân có điều kiện và tiền đề nhân rộng các mô hình theo chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả kinh tế; hỗ trợ làm các sản phẩm đạt sao OCOP.  

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tỉnh đã triển khai phân vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản như Quy hoạch ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản; Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi; Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện và Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông.

Tỉnh Tuyên Quang thực hiện quy hoạch nuôi cá lồng tập trung tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang, đến năm 2020 đạt 1.460 lồng, sản lượng 871 tấn; đến năm 2035 đạt 1.910 lồng, sản lượng 1.654 tấn, chủ yếu nuôi các loài đặc sản giá trị kinh tế cao. Tỉnh cũng thực hiện quy hoạch vùng nuôi cá rô phi tập trung diện tích nuôi 158ha, khối lượng lồng nuôi 2.000m3, sản lượng đạt 751 tấn vào năm 2020; diện tích nuôi 200ha, khối lượng lồng nuôi 3.000m3, sản lượng đạt 1.183 tấn vào năm 2025.

Tỉnh Tuyên Quang định hướng đến năm 2035, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 14.000ha. Trong đó, diện tích ao, hồ nhỏ nuôi chuyên thủy sản 2.000ha; diện tích hồ thủy lợi tận dụng nuôi cá 800ha; diện tích hồ thủy điện tận dụng nuôi cá 11.200ha; tổng số lồng nuôi cá 2.500 lồng; sản lượng thủy sản đạt từ 11.000 tấn đến 12.000 tấn.

 

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.