Phát triển thủy sản gắn liền lợi thế du lịch di sản

Phát triển thủy sản trên sông Son, huyện Bố Trạch, Quảng Bình nhiều năm nay được gắn liền với lễ hội Phong Nha - Kẻ Bàng mang lại hiệu quả kinh tế kép.

bc.png

Nuôi cá trắm trên sông Son đã tạo nên điểm nhấn du lịch. Ảnh: Tâm Phùng.

Thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch - Quảng Bình) nằm trong lòng di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Với lợi thế nằm ven sông Son, bắt nguồn từ động Phong Nha nên trong lành đã tạo nên môi trường sạch cho việc nuôi cá lồng.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ UBND thị trấn Phong Nha cho biết, toàn thị trấn có gần 400 hộ nuôi cá lồng với trên 700 lồng cá, chủ yếu là các giống cá trắm, chình, rô phi, trắm đen… Nhiều năm nay, nghề nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Trung bình hằng năm, tổng thu nhập của người dân từ nuôi cá lồng đạt gần 20 tỷ đồng. Thu nhập của các hộ nuôi cá cũng được nâng lên đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn lên xấp xỉ 50 triệu đồng/người/năm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Đức (tổ dân phố Gia Tịnh, thị trấn Phong Nha), nuôi 3 lồng cá trắm với hơn 1.200 con. Cá trắm của gia đình ông được nuôi bằng thức ăn tự nhiên, gồm rong cỏ mọc dưới sông và hai bên bờ, thân cây chuối, cám gạo, lá sắn.... Cá được nuôi từ 2 - 3 năm mới xuất bán, thịt cá dai, ngon, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn nên người dân và khách du lịch rất ưa chuộng.

ca.png

Vua đầu bếp Master Chef Phạm Tuấn Hải trổ tài với thực đơn 7 món ăn từ cá trắm sông Son. Ảnh: Tâm Phùng.

Vào dịp gần cuối năm, đến mùa thu hoạch cá, các thương lái đến tận nhà để thu mua, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài thị trấn và đưa đi các tỉnh khác.

Ông Đức cho biết: “Cá trắm sông Son đã được nhiều người biết đến nhờ “lễ hội cá trắm Phong Nha” được tổ chức hàng năm. Ở đây còn có loại cá trắm đen rất được du khách ưa chuộng. Thông thường, du khách đến với Phong Nha- Kẻ Bàng là muốn thưởng thức bữa cơm có cá trắm Phong Nha kho thì mới thỏa mãn”.

Lễ hội “cá trắm Phong Nha” bắt đầu từ Trung tâm Du lịch Phong Nha (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), khởi xướng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2016 và duy trì cho đến nay.

Ông Lê Chiêu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha cho hay, hàng năm, vào dịp tháng 4 là chúng tôi kết hợp với chính quyền địa phương để tổ chức lễ hội “cá trắm Phong Nha”. Thông qua lễ hội này để tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nuôi trồng thủy sản của bà con và gắn với địa danh di sản. Những lần lễ hội đã thu hút hàng ngàn du khách nước ngoài, trong nước đến thưởng thức.

le-hoi.png

Lễ hội “cá trắm Phong Nha” thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự. Ảnh: Tâm Phùng.

Lễ hội “cá trắm Phong Nha” là chuỗi các hoạt động thu hút khách du lịch như diễu hành thuyền du lịch nhằm tôn vinh thuyền du lịch đẹp và lái thuyền an toàn, đua thuyền rồng nam nữ. Thi vớt rong, thái chuối cho cá, thi cá to, cá đẹp, cá khỏe nhằm tuyên dương người nuôi cá nhiều, cá sạch và sau đó sẽ tổ chức đấu giá cá thắng cuộc. Lễ hội còn có cuộc thi kho cá, liên hoan ẩm thực…

Có năm, Câu lạc bộ du lịch Quảng Bình đã mời Vua đầu bếp Master Chef Phạm Tuấn Hải trổ tài với thực đơn 7 món ăn từ cá trắm sông Son. Với kỹ năng bậc thầy, Master Chef Phạm Tuấn Hải đã chế biến cá trắm sông Son thành 7 món ăn ngon, hấp dẫn, đẹp mắt. Đó là những món cá hấp tiêu chanh, cá um măng chua, cá rang muối, cá sốt chanh dây, cá kho, cá nướng lá chuối và cá nướng riềng mẻ.

Cá trắm sông Son được xem là biểu tượng ẩm thực nổi tiếng của Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng và du lịch Quảng Bình nói chung. Sản phẩm nuôi trồng của bà con ven sông Son đem đến cho khách du lịch những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn, ngon, thẩm mỹ, giàu dinh dưỡng khi thưởng thức món ăn đặc sản này.

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.