Quảng Trị tăng cường quản lý chất lượng tôm giống

Việc người dân mua giống trôi nổi ngoài thị trường hoặc nhập giống từ các tỉnh khác thông qua kênh trung gian dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh trên con tôm.

qt1.png

Tôm giống là yếu tố quyết định đến 50% sự thành công của vụ nuôi. Ảnh: CĐ.

Bấp bênh chất lượng tôm giống

Trao đổi với chúng tôi khi đang tất bật chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới, anh Trần Văn Thu ở tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết, với kinh nghiệm hơn 15 năm theo nghề nuôi tôm anh đúc kết chất lượng tôm giống là yếu tố quyết định đến 50% sự thành công của vụ nuôi. Tôm giống kém chất lượng sẽ tiềm ẩn mầm bệnh, khi điều kiện thời tiết thay đổi, chất lượng nước suy giảm thì mầm bệnh bùng phát. Do vậy, anh luôn lựa chọn mua con giống tại những công ty sản xuất tôm giống có uy tín, chất lượng đã được khẳng định dù giá có cao hơn so với những nơi khác.

“Theo thông báo của phía công ty, hiện tại giá tôm giống đã lên đến 140 đồng/con. Với hơn 4 ha ao nuôi, mật độ thả khoảng 150 con/m2 thì chỉ tính riêng tiền tôm giống đã mất khoảng 800 triệu đồng. Nếu không lựa chọn kỹ càng thì thiệt hại là không hề nhỏ”, anh Thu cho hay.

Ông Thân Trọng Dũng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) thông tin, vụ nuôi tôm năm 2021, trong tổng số gần 160 ha diện tích nuôi tôm toàn xã đã có trên 50 ha bị thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và đốm trắng. Ước thiệt hại khoảng 4 – 5 tỉ đồng.

Dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi sau khi thả giống từ 30 – 35 ngày, gây bệnh trên cả 2 đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt kéo dài làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, mầm bệnh tiềm ẩn trong con giống nên khi gặp thời tiết bất lợi đã làm dịch bệnh bùng phát.

qt2.png

Thực tế là vẫn còn một số hộ chọn mua giống trôi nổi ngoài thị trường, nhập con giống từ các tỉnh khác thông qua nhiều kênh trung gian dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Ảnh: CĐ.

Do vậy, trước khi bước vào vụ nuôi tôm năm nay, UBND xã đã tập trung tuyên truyền, vận động các hộ nuôi tôm cần lựa chọn những cơ sở sản xuất giống có uy tín, tôm giống phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ. Tuyệt đối không mua tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh tiềm ẩn có thể gây ra. “Khó khăn nhất của người dân là nguồn tôm giống trên địa bàn tỉnh không có, điều này đồng nghĩa với việc người nuôi tôm phải đi tìm nguồn giống từ các tỉnh khác bằng "niềm tin và kinh nghiệm tự có”, ông Dũng thông tin thêm.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, với hơn 1.050 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và khoảng 215 ha nuôi tôm sú, để đáp ứng đủ nguồn giống thả nuôi, trung bình mỗi năm cần khoảng 80 – 100 triệu con tôm sú và 1 – 1,5 tỉ con tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh không có đơn vị nào sản xuất tôm giống, 100% lượng tôm giống thả nuôi đều phải nhập về từ địa phương khác.

Theo ông Vinh, mặc dù những năm gần đây, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn tôm giống. Họ thường chọn mua con giống từ các công ty lớn như Việt Úc, CP, UP, Grobest... có đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng con giống, giấy kiểm dịch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là vẫn còn một số hộ chọn mua giống trôi nổi ngoài thị trường, nhập con giống từ các tỉnh khác thông qua nhiều kênh trung gian. Dẫn đến ngành chức năng không thể kiểm soát hết chất lượng trước khi thả nuôi, tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh trên con tôm. “Qua kiểm tra các vụ nuôi gần đây thì tôm giống kém chất lượng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi”, ông Vinh thừa nhận.

Tăng cường kiểm soát chất lượng tôm giống

Nuôi tôm mặn, lợ trên địa  bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã có bước phát triển khá toàn diện, sản lượng tôm nuôi tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, dịch bệnh ở tôm nuôi vẫn thường xuyên xảy ra và gây nhiều thiệt hại lớn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

qt3.png

Ngành chức năng Quảng Trị tăng cường tuyên truyền, vận động người nuôi tôm không mua, không thả nuôi tôm giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh: CĐ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng tôm giống không đảm bảo, công tác quản lý chất lượng tôm giống còn nhiều hạn chế. Do vậy, để khắc phục, hạn chế dịch bệnh phát sinh, đảm bảo vụ nuôi thắng lợi, công tác quản lý chất lượng tôm giống đang được Sở NN- PTNT và các địa phương chủ động triển khai.

Phó Giám đốc Sở NNN-PTNT tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hữu Vinh cho biết, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương ven biển tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của chất lượng tôm giống nhằm tạo thành phong trào “Nói không với tôm giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng”.

Vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, ương dưỡng đầu tư nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng tôm giống; tự nguyện tiêu hủy tôm giống có mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy… và các bệnh dễ lây lan thành dịch. Hợp đồng với các công ty sản xuất tôm giống đã có chất lượng và uy tín, khi nhập tôm giống về phải thuần dưỡng tại cơ sở kinh doanh tôm giống trên địa bàn ít nhất 2 ngày nhằm quản lý tỉ lệ sống, sức khỏe và tôm giống đạt kích cỡ P12 – P15 mới được xuất bán.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động người nuôi tôm không mua, không thả nuôi tôm giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thực hiện đúng phương pháp lựa chọn tôm giống trước khi mua, thả nuôi. Tôm giống phải được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng; thả nuôi theo đúng khung lịch mùa vụ của Sở NN-PTNT.

Về phía người nuôi tôm cần chủ động trong việc xây dựng, ký kết hợp đồng cung cấp tôm giống rõ ràng để ràng buộc trách nhiệm của công ty, đơn vị cung ứng giống; theo dõi hồ sơ, chứng từ, giấy chứng nhận kiểm dịch… để tránh thiệt hại về sau. “Sở cũng đã giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, kiểm dịch tôm giống. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng, chống, xử lý dịch bệnh, không để bệnh tôm lây lan ra diện rộng”, ông Vinh cho biết thêm.

 

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.