Quảng Bình: Vì sao không ai cấm ra khơi mà nhiều tàu cá vẫn ủ ê nằm bờ?
Hàng loạt tàu cá ở xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) ủ ê nằm bờ chờ bán. Tình trạng đáng buồn là ngư dân ra khơi đánh bắt bị thua lỗ, nhiều người đành tha hương kiếm tiền trả nợ ngân hàng.
Thời gian qua, tại xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) nhiều tàu cá của ngư dân nằm bờ, khiến thân tàu, máy móc, thiết bị hư hỏng. Theo người dân nơi đây, do giá thu mua hải sản sụt giảm, chi phí nguyên liệu tăng cao khiến ngư dân thua lỗ.
Nhiều tàu cá ở xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) nằm bờ chờ bán vì ra khơi thua lỗ. (Ảnh: TA)
Trò chuyện với PV Dân Việt, Anh Trần Đạt (ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Những năm trước, chuyến ra khơi nào, tàu của tôi đều thu về hơn 150 triệu đồng, trừ toàn bộ chi phí, mỗi thuyền viên bỏ túi hàng chục triệu đồng. Hồi đó giá dầu rẻ, giá hải sản cao, ai nấy đều hào hứng ra khơi".
"Vài năm trở lại đây, mỗi chuyến ra khơi luôn lo sợ thua lỗ, chuyến gần nhất gia đình tôi lỗ hơn 60 triệu đồng sau 20 ngày đi biển. Để có tiền trang trải cuộc sống, tôi phải đi phụ hồ, làm thêm nhiều việc khác. Giờ thuyền của tôi bán không ai mua và lâm vào cảnh nợ xấu", anh Đạt nói.
Tàu cá nằm bờ thua lỗ, không có thu nhập trả nợ ngân hàng, nhiều ngư dân ở xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phải tha hương, kiếm tiền trả nợ.
Tàu cá nằm bờ lâu ngày khiến thân tàu, máy móc hư hỏng. (Ảnh:TA)
Chị Lê Mỹ Hạnh (ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) có chồng sang Đài Loan hơn 1 năm nay. Nơi đất khách, chồng chị làm nhiều công việc lao động nặng, như: bốc vác, xếp hàng, vận chuyển đồ đạc,…
Chị Hạnh rầu rĩ nói: "Nhiều tháng đi biển thua lỗ, cộng với tiền lãi ngân hàng không có tiền trả, chồng tôi đành sang Đài Loan làm công nhân. 3 mẹ con ở nhà chỉ biết trông chờ vào số tiền chồng gửi về để trang trải cuộc sống và trả lãi ngân hàng, trong khi tàu cá vẫn nằm bờ chờ bán, ngày càng hư hỏng".
Bà Ngô Thị Hiên, chủ cơ sở sản xuất thủy sản Hiên Thanh trên địa bàn xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), cho hay: "Cơ sở chúng tôi thu mua hải sản từ tàu thuyền ngư dân đánh bắt về, vài năm trở lại đây sản lượng thu mua hải sản tại cơ sở giảm sút hơn một nửa. Giờ ít tàu ra khơi lắm, dân đây bỏ xứ đi làm ăn xa cả".
Cơ sở thủy sản Hiên Thanh thiếu nguồn cung vì còn ít tàu ra khơi. (Ảnh: TA)
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đồng Vinh Quang - Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, chia sẻ: "Xã Cảnh Dương được xem là lá cờ đầu trong nghề biển của tỉnh Quảng Bình. Nghề biển ở Cảnh Dương có truyền thống hàng trăm năm và tạo nên cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, hiện Cảnh Dương đang phải đối mặt với nguy cơ người dân bỏ biển, với 2/3 số tàu thuyền nằm bờ trong thời gian dài".
Theo ông Đồng Vinh Quang, trên địa bàn xã Cảnh Dương hiện có 594 tàu đánh bắt xa bờ, 179 tàu có chiều dài 15m trở lên. Do chi phí cho chuyến đi biển lớn, giá thành hải sản không ổn định khiến nhiều người chọn công việc khác hoặc đi nước ngoài, rao bán tàu với giá rẻ để muốn có cuộc sống ổn định hơn.
"Nắm bắt được khó khăn của người dân, chính quyền địa phương đã kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tạo đầu ra cho người dân giúp họ có thêm thu nhập. Ngoài ra, chúng tôi đã đề xuất giảm lãi suất tại các ngân hàng để người dân có thêm tự tin tiếp tục vươn khơi bám biển", ông Đồng Vinh Quang - Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận