Quảng Ninh: 100% cơ sở chế biến thủy sản đạt ATVSTP

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 184 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, trong đó 184/184 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, với 2.077 đảo lớn nhỏ, đường bờ biển dài 250km là lợi thế để phát triển kinh tế biển và thủy sản. Từ lợi thế sẵn có, việc phát triển kinh tế biển, trong đó triển khai thực hiện quyết liệt các chính sách, pháp luật trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đã được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm.

Thực hiện Nghị quyết số 394/NQ-UBKHCNMT15 ngày 19/01/2022 của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản và kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai thác và không theo quy định" và kế hoạch giám sát số 464/UBKHCNMT ngày 09/3/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Đoàn giám sát Quốc hội và Bộ NN-PTNT.

Cụ thể, sáng ngày 17/3, Đoàn giám sát do ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm UB KHCNMT, làm trưởng đoàn và đại diện Ủy viên UB KHCNMT của Quốc hội, Vụ KHCNMT, Hiệp hội chế biến và khai thác thủy sản Việt Nam cùng đại diện Bộ NN-PTNT có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đã thực hiện khảo sát và làm việc tại Công ty CP Thủy sản Tân An (TX Quảng Yên), Công ty CP thực phẩm BIM và Công ty Vận tải Ka Long tại Cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn).

hau.png

Công tác chế biến hàu Thái Bình Dương tại Công ty CP thực phẩm BIM huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: CCTS

Từ năm 2018, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến vấn đề gỡ "thẻ vàng" IUU cũng như công tác thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản. Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 184 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, trong đó 184/184 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (cấp trung ương cấp 13 cơ sở; cấp tỉnh cấp 16 cơ sở; cấp huyện cấp 155 cơ sở), điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản cơ bản đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu quy mô sản xuất nhỏ, quy mô bé chưa tưng xứng với tiềm năng phát triển của ngành, dây truyền công nghệ chưa hiện đại, sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế, giá trị gia tăng chưa cao. 

Theo đánh giá năng lực cấp đông của các đơn vị trên địa bàn tỉnh ước đạt 380 tấn/ngày, gồm các thiết bị như tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc IQF và hầm đông gió. Năng lực bảo quản lạnh đạt 11.700 tấn. 

ts.png

Nguyên liệu thủy sản sản xuất đưa vào các nhà máy chế biến chiếm khoảng 25%. Ảnh: CCTS

Nguyên liệu thủy sản sản xuất đưa vào các nhà máy chế biến chiếm khoảng 25%, còn lại được tiêu dùng trực tiếp hoặc tiêu thụ dưới dạng tươi sống. Giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm đạt khoảng 24,4 triệu USD/năm. Đối với các cơ sở sơ chế, chế biến nội địa có quy mô chế biến thuộc loại nhỏ và sêu nhỏ, sản phẩm chủ yếu là nước mắm, chả mực, thủy sản khô, ruốc hầu, ruốc cơ trai, hàu sữa chưng thịt...

Hiện 100% cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. Các cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa có quy mô, công suất nhỏ, sản lượng hàng hóa thấp, lượng nước xả thải ra môi trường không nhiều; hầu hết các cơ sở nghiêm túc thực hiện các biện pháp thu gom chất thải phù hợp với các quy định bảo vệ môi trường.

Đối với các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đều có chuyên gia lập kế hoạch bảo vệ môi trường và hàng năm đều có báo cáo đánh giá tác động các hoạt động chế biến đến môi trường xung quanh.

Để đưa thủy sản Quảng Ninh vươn xa, tỉnh đã khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản để mở rộng tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt cho người dân. Hiện Quảng Ninh có 9 nhà máy chế biến thủy sản, sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản hằng năm đạt khoảng 7.500 tấn.

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.