Sử dụng chế phẩm sinh học tiết kiệm 20% lượng phân bón cho lúa

Để vụ lúa đông xuân 2021-2022 thắng lợi, nông dân cần tăng cường sử dụng các sản phẩm sinh học để tiết kiệm chi phí phân bón mà lúa vẫn cho năng suất ổn định.

dsc_0307-141859_277.jpg

Để vụ lúa đông xuân 2021-2022 thắng lợi, nông dân cần tăng cường sử dụng các sản phẩm sinh học để tiết kiệm chi phí phân bón mà lúa vẫn cho năng suất ổn định. Ảnh: Hoàng Vũ.

Mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa đều góp phần quan trọng cho sự hình thành năng suất cuối vụ. Trong đó, 70% năng suất sẽ phụ thuộc vào số bông trên đơn vị diện tích, mà nhân tố này được quyết định rất nhiều từ số chồi hữu hiệu (chồi cho bông). Do đây là giai đoạn quan trọng nên vấn đề chăm sóc kỹ lưỡng là không thể thiếu, nhưng làm thế nào để tiết kiệm chi phí đầu tư trong tình hình leo thang về nhiều mặt nhưng vẫn đảm bảo đủ cho sự phát triển tốt của cây lúa là vấn đề rất đáng quan tâm.

Theo thông tin từ các nhà khoa học thì năng suất lúa được hình thành từ 4 nhân tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt. Từ thông tin này, bà con có thể dễ dàng thấy rõ tầm quan trọng của tất cả các giai đoạn, do đó nhà nông chúng ta cần có sự đầu tư, chuẩn bị và theo sát cây lúa từ đầu đến cuối hành trình sinh trưởng để cây được phát triển toàn diện.

Hiện tại, toàn vùng ĐBSCL đã xuống xong vụ lúa đông xuân 2021-2022 với gần 1,6 triệu ha, phần lớn trong thời kỳ mạ – đẻ nhánh, bà con nông dân đang quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ cho cây lúa làm sao để tăng được nhiều số chồi hữu hiệu (chồi cho bông), hạn chế chồi vô hiệu nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và gia tăng năng suất.

Vì số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) sẽ quyết định tạo ra được nhiều bông nên đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trước tiên góp phần cho một vụ mùa thành công. Cụ thể, số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: thứ nhất là mật độ gieo sạ, thứ hai là số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) và cuối cùng sẽ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như các yếu tố kỹ thuật (phân bón, nhiệt độ, ánh sáng…).

Về mật độ gieo sạ và quản lý dinh dưỡng nông dân cần xem xét tình trạng cụ thể tại đồng ruộng của mình để lựa chọn cho phù hợp, không nên sạ quá dày cũng không nên bón thiếu dinh dưỡng cũng chẳng cần quá thừa để cây lúa tránh được dịch hại tấn công sớm mà cũng gia giảm được phí đầu tư.

Muốn đạt được những mục tiêu lý tưởng này thì cây lúa nhất định phải khỏe với hệ rễ phát triển mạnh mẽ để tối ưu khả năng hấp thu, tận dụng triệt để dưỡng chất trong đất.

Vào giai đoạn mạ, đẻ nhánh khi cây lúa có một hệ rễ tốt sẽ tăng khả năng bám đất, tăng cường sức đề kháng, quá trình trao đổi chất diễn ra trong cây được đẩy mạnh và chồi hữu hiệu (chồi cho bông) được gia tăng. Nhờ những lợi ích đó mà bà con sẽ tiết kiệm được một lượng phân bón, thuốc BVTV đáng kể, giảm áp lực chi phí ở thời kỳ đầu.

Khi bước sang giai đoạn làm đòng, thì một bộ rễ khỏe cũng sẽ giúp cây lúa tận dụng tốt dinh dưỡng để kích thích tiến trình phân hóa đòng được diễn ra mạnh mẽ với mục tiêu cho nhiều hạt trên nhánh gié cũng như nhiều nhánh gié trên bông nhằm gia tăng năng suất về sau. Song song đó, do rễ phát triển nên bám tốt vào đất giúp hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát năng suất và chất lượng. Vì vậy nông dân chọn chế phẩm sinh học Plastimula 1SL phát triển bộ rễ, tiết kiệm 20% lượng phân bón.

Sử dụng bổ sung sản phẩm sinh học Plastimula 1SL vào các giai đoạn như: xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng sẽ giúp cho cây lúa phát triển một cách vượt bậc. Cụ thể, khi sử dụng Plastimula 1SL cây lúa sẽ có mầm mạnh rễ khỏe, số lượng rễ  nhiều và chiều dài rễ đều tăng mạnh. Tăng số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh, cho đòng to, bông bự ở thời kỳ làm đòng và tập trung toàn bộ khả năng vốn có để trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ, gia tăng năng suất cuối vụ.

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...