Tăng cường quản lý thức ăn chăn nuôi
Hiện nay, phần lớn nguyên liệu cũng như thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu, do vậy, ngành Nông nghiệp đã và sẽ tăng cường việc kiểm tra lấy mẫu và giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi trên thị trường.
Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến việc sử dụng chất cấm cũng như sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng.
Người dân nên mua thức ăn chăn nuôi ở các cơ sở có uy tín để bảo đảm chất lượng.
Vẫn còn tình trạng gian lận để trục lợi
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, mỗi năm, ngành chăn nuôi và thủy sản cả nước cần tới 32-33 triệu tấn thức ăn các loại. Trong đó, hơn 7 triệu tấn do nông dân tự sử dụng nguyên liệu có sẵn để phối trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm, không phải dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Số còn lại khoảng 26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và thủy sản do các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu hơn 21 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là ngô, đậu tương, cám mỳ, bã ngô…, với giá trị khoảng 7,7 tỷ USD.
Do phần lớn lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu nên việc kiểm soát chất lượng cần được đặt lên hàng đầu. “Năm vừa qua, từ công tác kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, đã phát hiện 6 vụ vi phạm hành chính, ban hành 5 quyết định xử phạt và 1 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, có 4 quyết định xử phạt với tổng số tiền là 490 triệu đồng và 1 quyết định xử phạt cảnh cáo. Cùng với đó là, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc tiêu hủy 3 lô, buộc tái xuất 1 lô, buộc công bố lại 2 lô thức ăn chăn nuôi...”, ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2021, chưa phát hiện vi phạm sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi. Tuy nhiên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, kết quả lấy mẫu giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi lưu thông trên thị trường cho thấy, vẫn còn một số mẫu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.
Về công tác kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn sản xuất trong nước, thức ăn nhập khẩu thuộc diện hậu kiểm và miễn kiểm tra chưa được chú trọng, các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường.
Trong khi đó, chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi rất lớn nên không tránh khỏi việc một số gian thương cố tình kinh doanh các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng ngoài danh mục được phép lưu hành... nhằm trục lợi.
Tăng cường giải pháp kiểm soát chất lượng
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, ở góc độ của người sản xuất, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) Nguyễn Văn Thanh đề xuất: Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các loại chất cấm sử dụng, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cũng như việc thực hiện chứng nhận VietGAHP, chứng nhận hữu cơ, chứng nhận hợp quy; việc ủy quyền kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, kiểm soát an toàn thực phẩm thức ăn chăn nuôi tại các doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam và lưu thông trên thị trường.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, Sở chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp với địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra; ngăn chặn và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi; đồng thời, tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho việc lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm để kịp thời phát hiện vi phạm. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
“Các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường các biện pháp quản lý ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, nhất là đối với các chất phụ gia”, ông Tạ Văn Tường kiến nghị.
Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Dương Tất Thắng cho biết, thời gian tới, Cục sẽ tăng cường công tác kiểm soát các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn nuôi. Cùng với đó là triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sinh học để sản xuất nhanh các chế phẩm thay thế kháng sinh, hóa chất sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Qua đó, có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất đến lưu thông sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/
Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý
Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.
Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr
Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.
Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử
Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.
Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".
Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC
Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.
'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP
Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.
Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao
Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.
Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó
Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.
Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL
Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.
Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng
Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...
Bình luận